Thành Phố Cần Thơ Trực Thuộc Trung Ương Năm Mấy

Thành Phố Cần Thơ Trực Thuộc Trung Ương Năm Mấy

Dự thảo quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ mục tiêu, đến năm 2050, Hưng Yên là thành phố trực thuộc Trung ương gồm 8 quận và là một trong những đô thị quan trọng trong Mạng lưới đô thị Quốc gia.

Dự thảo quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ mục tiêu, đến năm 2050, Hưng Yên là thành phố trực thuộc Trung ương gồm 8 quận và là một trong những đô thị quan trọng trong Mạng lưới đô thị Quốc gia.

Tập trung nguồn lực đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ

Nhiệm vụ trọng tâm của Bắc Ninh trong thời gian tới là tập trung nguồn lực đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển; chuyển đổi và thu hút đầu tư vào nhóm ngành mới.

Phấn đấu trước năm 2030 tỉnh Bắc Ninh có 04 thành phố: Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong; 02 thị xã: Quế Võ, Thuận Thành; 02 huyện: Lương Tài, Gia Bình. Tỉnh Bắc Ninh đạt tiêu chí đô thị loại I và trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Đồng thời, thực hiện thực chất, hiệu quả cải cách hành chính, chuyển đổi số; xây dựng chính quyền số gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khơi dậy khát vọng phát triển cho người dân và doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài.

Đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao sản xuất thiết bị bán dẫn

Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng, Bắc Ninh sẽ chú trọng phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, hình thành trung tâm điện tử hàng đầu Việt Nam gắn với công nghệ thông minh, đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn, có tác động lan tỏa để trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh và của cả nước. Đa dạng hóa, đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao sản xuất thiết bị bán dẫn, công nghệ thông tin, công nghiệp dược phẩm, y tế, thiết bị năng lượng tái tạo... nhằm nâng cao vị thế ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Xây dựng Bắc Ninh trở thành trung tâm mua sắm, thương mại và tiêu dùng của vùng Thủ đô; thúc đẩy phát triển thương mại gắn với phát triển đô thị xanh, bền vững tạo không gian sống lý tưởng để thu hút nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng, bền vững; tập trung vào các ngành dịch vụ giá trị cao, có tiềm năng, lợi thế như: dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông, logistics, tài chính và các dịch vụ hỗ trợ khác.

% thành viên Hội đồng thông qua dự thảo Quy hoạch

Góp ý cho dự thảo Quy hoạch, chuyên gia Cao Viết Sinh đề nghị làm rõ vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Hưng Yên đối với vùng Đồng bằng sông Hồng, nhất là xử lý vấn đề lao động việc làm nông nghiệp, nông thôn; tác động và ảnh hưởng các yếu tố, điều kiện đặc thù của mối liên kết vùng Thủ đô Hà Nội lên phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh.

Ông cũng đề nghị Tỉnh làm rõ các điểm nghẽn để có thể đưa ra các định hướng, giải pháp phù hợp.

Các thành viên trong Hội đồng thẩm định đề nghị xác định rõ thêm “điểm nghẽn” phát triển trong kỳ quy hoạch như: (i) Diện tích đất nhỏ, mật độ dẫn số lớn; (ii) Tốc độ tăng trưởng GRDP chưa đạt được kỳ vọng so với kế hoạch đề ra; (iii) “Năng lực cạnh tranh”, “Thu hút đầu tư”, “Độ mở” và “Tính liên kết” của nền kinh tế chưa tương xứng với vị trí chiến lược; (iv) Phát triển kinh tế chưa bền vững, mất cần bằng; (v) Vấn đề lao động và việc xuất cư; (vi) Việc khai thác kinh tế đô thị, bất động sản còn hạn chế; (vii) Ô nhiễm môi trường đang là thách thức và song hành cùng quá trình phát triển kinh tế; (viii) Việc huy động các nguồn lực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội...

Rà soát, xem xét lại các quan điểm, mục tiêu, kịch bản phát triển của Quy hoạch tỉnh Hưng Yên, bảo đảm phù hợp với Nghị quyết số 30-NQ/TW, Quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành quốc gia. Thống nhất với quan điểm phát triển của Tỉnh theo “hướng đô thị xanh, thông minh, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từng bước phát triển hài hòa các tiểu vùng của Tỉnh” và mục tiêu trở thành Tỉnh có trình độ phát triển trong nhóm dẫn đầu cả nước, thành phố thông minh, giàu đẹp, kết cấu hạ tầng hiện đại, xã hội phát triển hài hòa, có bản sắc văn hóa riêng, môi trường có chất lượng tốt, trong lành và an toàn. Tuy nhiên, cần làm rõ cơ sở, khả năng đáp ứng quy định pháp luật có liên quan để đảm bảo tính khả thi của đề xuất tỉnh Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cần nhấn mạnh về định hướng phát triển mới cho việc tăng cường liên kết vùng, việc lựa chọn phương án phát triển không gian theo mô hình “mạng lưới”, đa cực tích hợp, gắn kết 2 vùng, 2 hành lang, 5 trục phát triển.

Về phân bổ nguồn lực và giải pháp thực hiện quy hoạch, Hội đồng đề nghị cần rà soát lại các chi tiêu chênh lệch so với chỉ tiêu phân bổ trên địa bàn theo Quyết định số 326/QĐ-TTg (06 chỉ tiêu sử dụng đất xác định cao hơn cấp quốc gia phân bổ; có 2 chỉ tiêu sử dụng đất thấp hơn chỉ tiêu quốc gia phân bổ).

Về lao động, nguồn nhân lực, cần đảm bảo các chính sách, giải pháp bố trí trong phương án phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan để thu hút nguồn lao động chất lượng cao; khắc phục tình trạng xuất cư.

Về nguồn vốn đầu tư, cần tính toán, cân đối khả năng huy động nguồn lực, đặc biệt là vốn đầu tư để đảm bảo tính khả thi của quy hoạch khi thực hiện.

Cần đưa ra giải pháp thúc đẩy các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong phát triển trên cả 3 khu vực công nghiệp - nông nghiệp dịch vụ.

Đối với đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch, các thành viên Hội đồng thẩm định và các chuyên gia đề nghị cân nhắc bổ sung nội dung nhận diện, đánh giá và dự báo tính chất và mức độ ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động quy hoạch tỉnh Hưng Yên đến hiện trạng môi trường di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa, đến các khu, điểm du lịch để đưa ra định hướng tổng quát về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong kỳ quy hoạch.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đánh giá hồ sơ Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về bảo vệ môi trường.

Để sớm trình Dự thảo quy hoạch lên Thủ tướng phê duyệt, Thứ trưởng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan tư vấn lập Báo cáo tiếp thu, giải trình toàn bộ ý kiến tham gia bằng văn bản của các bộ, ngành, chuyên gia, ý kiến tham gia của các đại biểu tham dự phiên họp thẩm định, ý kiến của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định và kết luận của Hội đồng thẩm định.

Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung, số liệu trong Báo cáo Quy hoạch tỉnh Hưng Yên và hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ Quy hoạch tỉnh Hưng Yên. Hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tỉnh Hưng Yên trên cơ sở tiếp thu, giải trình toàn bộ ý kiến tham gia thẩm định và Báo cáo thẩm định theo quy định. Hoàn thiện hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu đảm bảo phù hợp nội dung với Báo cáo Quy hoạch tỉnh Hưng Yên./.

Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương với số phiếu rất cao - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 30-11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương với 458/461 đại biểu tham gia (chiếm 95,62% đại biểu tham gia).

Tin vui của người Huế: Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc trung ương

Theo nghị quyết, thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là hơn 4.900km2 và quy mô dân số là khoảng 1,2 triệu người của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thành phố Huế giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Trị; nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Biển Đông.

Kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành, ngoài các chế độ, chính sách đối với thành phố trực thuộc trung ương, các cơ chế, chế độ, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục được thực hiện trên địa bàn thành phố Huế cho đến hết giai đoạn áp dụng, hoặc đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến của các đại biểu Quốc hội tán thành cao với chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương.

Theo ông Tùng, việc trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương có ý nghĩa hết sức quan trọng, ghi nhận và đánh dấu thành tựu nổi bật trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển kinh tế đô thị của cả nước.

Có ý kiến còn băn khoăn về tỉ lệ số đơn vị hành chính đô thị trực thuộc thành phố Huế và chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước còn thấp.

Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng thành phố Huế được thành lập với nhiệm vụ trọng tâm là để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận, nên về nguyên tắc sẽ không nhấn mạnh yêu cầu tỉ lệ đô thị hóa, mà chú trọng nhiều hơn cho việc bảo đảm chất lượng và tính bền vững trong phát triển đô thị.

Việc thành lập thành phố Huế sẽ là động lực để Chính phủ, cấp ủy và chính quyền địa phương triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt.

Cùng với đó có phương hướng và kế hoạch đầu tư, phát triển cụ thể nhằm tăng cường chất lượng đô thị, phát triển nhanh, mạnh và bền vững kinh tế đô thị, từ đó từng bước nâng cao thu nhập bình quân đầu người và các chỉ tiêu phát triển khác trên địa bàn thành phố Huế.

Nói về ý kiến đề xuất các cơ chế, chính sách vượt trội cho thành phố Huế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay sau khi thành phố Huế trực thuộc trung ương được thành lập, đề nghị Chính phủ, cấp ủy và chính quyền địa phương tiếp tục có biện pháp cải thiện và nâng cao trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nguồn vốn đầu tư đa dạng trên địa bàn.

Từ đó thúc đẩy quá trình phát triển ổn định, bảo đảm cân đối, hài hòa dựa trên nguyên tắc vừa bảo tồn, phát huy giá trị di sản, vừa tạo động lực, đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Huế.

Đồng thời nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố Huế trực thuộc trung ương để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Trong quá trình phát triển, để việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội đạt hiệu quả cao, đề nghị Chính phủ quan tâm, thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc chính quyền thành phố Huế triển khai nghiêm túc các chủ trương, yêu cầu nói trên; các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội cũng có trách nhiệm trong việc giám sát thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.