Quy định về xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu (Hình ảnh từ Internet)
Quy định về xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu (Hình ảnh từ Internet)
Tại Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu như sau:
- Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP và cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
- Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
- Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
- Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu trong năm kế hoạch cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ vào năng lực sản xuất và báo cáo tình hình xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ của năm trước.
- Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu vàng do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
- Doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác được.
- Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
Tại Điều 17 Thông tư 16/2012/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN) quy định về thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:
- Doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 02 (hai) bộ hồ sơ quy định tại Điều 10 Thông tư 16/2012/TT-NHNN đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
- Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi hồ sơ đề nghị xem xét việc cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối). Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến về việc doanh nghiệp có đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện quy định tại Điều 3 Thông tư 16/2012/TT-NHNN, bao gồm cả việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và sự phù hợp giữa Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp và nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp;
+ Hồ sơ đề nghị cấp phép của doanh nghiệp.
- Trong thời hạn 17 (mười bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn bản thông báo việc chấp thuận hoặc từ chối cấp phép đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 15 Thông tư 16/2012/TT-NHNN).
- Thời hạn có giá trị của Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được xác định căn cứ kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp và tối đa là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày cấp.
- Định kỳ hàng quý hoặc khi cần thiết, trên cơ sở báo cáo của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 16/2012/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Theo Tổng cục Hải quan, trong quý I/2024, cả nước nhập khẩu 1,28 triệu tấn phế liệu sắt thép, tương đương 496,03 triệu USD, chủ yếu từ Nhật Bản, tiếp đó là Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ và Australia. Nhiều bạn đọc muốn biết quy định mới nhất liên quan đến nhập khẩu phế liệu.
Về nội dung này, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, luật gia Nguyễn Bá Dũng (Công ty luật TNHH Trường Sơn) cho biết theo Điều 5 Chương II Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì phế liệu, phế thải là một trong những đối tượng hàng hóa cấm nhập khẩu.
Trong một số trường hợp, tổ chức/cá nhân muốn nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam phải tuân thủ nghiêm theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 Mục 3 Chương V Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Luật số: 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020): Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Căn cứ Quyết định 13/2023/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2023, Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất gồm 5 nhóm: Phế liệu sắt, thép, gang; Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic); Phế liệu giấy; Phế liệu thủy tinh; và Phế liệu kim loại màu.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa, nguồn: tainguyenvamoitruong.vn)
Bên cạnh đó, theo Điều 45 Mục 4 Chương IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, thì tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho dự án đầu tư, cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:
1. Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
3. Điều kiện về kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
Có hệ thống thu gom nước mưa riêng; có hệ thống thu gom và xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải theo quy định;
Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín, chống thấm, chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy; có mái che nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong;
b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải theo quy định;
Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín, chống thấm, chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.
4. Có giấy phép môi trường, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất hoặc giấy phép môi trường thành phần là giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại Khoản 18 Điều 168 Nghị định này và trường hợp nhập khẩu phế liệu phát sinh từ hoạt động của khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
5. Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 46 Nghị định này.
6. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan quản lý cửa khẩu nhập hoặc cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu; được lựa chọn địa điểm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc tại cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu hoặc tại cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu. Phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa (E-Manifest) có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản 4 Điều này còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu;
b) Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên E-Manifest có Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu ghi trên E-Manifest theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 46 Nghị định này.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra các thông tin quy định tại Điểm a và b Khoản này trước khi cho phép dỡ phế liệu xuống cảng.
7. Đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
a) Tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bao gồm: Tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật; tổ chức giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường được cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đã đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy định của Chính phủ về điều kiện kinh doanh đánh giá sự phù hợp và các quy định của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành.
8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất khai thông tin, nộp hồ sơ chứng từ điện tử và làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan. Ngoài những hồ sơ theo quy định của pháp luật về hải quan, hồ sơ phế liệu nhập khẩu phải có các tài liệu sau đây:
a) Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả phế liệu;
b) Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu (bản quét từ bản chính có xác thực chữ ký điện tử của tổ chức, cá nhân nhập khẩu);
c) Chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu;
d) Văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định này.
9. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có trách nhiệm như sau:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Nghị định này;
c) Phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; phối hợp với hiệp hội ngành nghề thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định; thanh toán toàn bộ các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm.
Về hình thức xử phạt, Điều 35 Chương II Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 nêu rõ hành vi vi phạm trong trường hợp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định; lưu giữ phế liệu nhập khẩu tại khu vực không phải là kho, bãi lưu giữ đã được cấp giấy phép môi trường;
b) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; không ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu theo quy định; không xử lý tạp chất đi kèm phế liệu hoặc không chuyển giao tạp chất cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định; không phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp theo quy định;
d) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu vượt quá khối lượng cho phép trong giấy phép môi trường;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 230.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng quy định;
e) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu không đúng chủng loại trong giấy phép môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
Hành vi chuyển giao phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác không đúng với giấy phép môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao dưới 500 tấn phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao dưới 100 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao dưới 50 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao từ 100 tấn đến 500 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao từ trên 50 tấn đến 100 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao trên 1.000 tấn phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao trên 500 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao trên 100 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác.
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thanh toán các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu trong trường hợp số tiền ký quỹ không đủ để xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường; không ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu theo quy định; nhập khẩu phế liệu khi không có giấy phép môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm c Khoản 3, Điểm c Khoản 4 Điều 14 Nghị định này.
a) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này;
d) Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm d, đ và e Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này khi bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy phế liệu nhập khẩu.
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, đ và e Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về nhập khẩu phế liệu vi phạm quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này gây ra.
Luật gia Dũng phân tích, theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Chương I Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thời gian qua, nhằm tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, nhiều Bộ/ngành, địa phương đã triển khai nhiều hoạt động, giải pháp tích cực như ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (quy định chi tiết về các biện pháp ngăn chặn phế liệu không đáp ứng quy định vào Việt Nam thông qua quy định về điều kiện bảo vệ môi trường đối với cơ sở nhập khẩu phế liệu và quy định thông quan đối với phế liệu nhập khẩu; thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đối với các cơ quan, tổ chức; đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ nhập khẩu tràn lan chất thải vào Việt Nam, tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Do đó, cần hạn chế và tiến tới không cho phép nhập khẩu phế liệu./.