Học Business Analyst Tại Fpt Đào Tạo Những Gì Tại Mỹ

Học Business Analyst Tại Fpt Đào Tạo Những Gì Tại Mỹ

Giữa muôn vàn lựa chọn cho tương lại, để chọn cho mình một con đường phù hợp người ta không chỉ cần may mắn mà còn từ chính nỗ lực của bản thân. Hoàng Phước Long – cựu sinh viên ngành Quản trị kinh doanh Khoá 16 Trường Đại học FPT Cần Thơ đã có những bước đi rất xa, đúng hướng và chạm tới ước mơ của mình.

Giữa muôn vàn lựa chọn cho tương lại, để chọn cho mình một con đường phù hợp người ta không chỉ cần may mắn mà còn từ chính nỗ lực của bản thân. Hoàng Phước Long – cựu sinh viên ngành Quản trị kinh doanh Khoá 16 Trường Đại học FPT Cần Thơ đã có những bước đi rất xa, đúng hướng và chạm tới ước mơ của mình.

Anh có thể giải thích một chút Business Analyst là gì?

Business Analyst là người sẽ có rất nhiều giải pháp cho yêu cầu của khách hàng, không phải lúc nào vấn đề cũng được giải quyết bởi giải pháp phần mềm. Em có thể hiểu như vậy.

Riêng công việc Business Analyst của anh thì là Business Analyst IT. Tức là anh làm Business Analyst (BA) cho một công ty IT chuyên làm phần mềm cho những công ty khác. Tuy nhiên nghề BA nói chung khá là rộng, không phải chỉ có BA trong IT.

Những công việc chính hàng ngày của anh, một BA IT, bao gồm:

1. Làm việc với khách hàng để lấy yêu cầu, rồi chuyển cho team nội bộ. Điều thú vị ở đây là BA làm việc với khách hàng còn nhiều hơn cả PM. Và đôi khi, chính BA là người đủ thân thiết để có thể giúp công ty có thêm cơ hội hợp tác với khách hàng.

Như anh trong quá trình làm việc với nhiều khách hàng, anh từng phát hiện họ cần thêm những hệ thống khác. Anh giúp phân tích ưu nhược điểm của các hệ thống đó cho khách hàng, đưa ra nhiều giải pháp phần mềm cho họ. Tức là anh đã gián tiếp làm sales, đem lại project cho công ty.

2. Giao tiếp với team nội bộ, bao gồm chuyển thông tin và thảo luận về yêu cầu khách hàng, về dự án nói chung. Cụ thể hơn, BA phải làm việc với cả Developer, QC, PM.

Từng có một dự án, khi viết yêu cầu khách hàng xong, anh nhận ra rằng có một phần việc thuộc dự án khác của team khác, không phải team anh.

Lúc đó, anh trao đổi lại với bạn PM, rằng yêu cầu phát sinh này team anh có phải làm hay không, nếu làm thì tính tiền như thế nào, nếu làm thì nó có tác động gì đến những phần khác trong dự án của team không v.v…

3. Công việc về documentation, bao gồm việc viết và quản lý document. Quản lý document quan trọng vì document không phải viết một lần là xong, mà còn chỉnh sửa các kiểu.

Một dự án không chỉ có một document. Quản lý document nghĩa là phải làm sao để mọi người cùng biết đâu là bản cuối cùng, và khi có những thay đổi trong dự án thì nó ảnh hưởng đến document nào.

Lý do bạn nên tham gia khóa học Business Analyst tại SOM

Chương trình đào tạo Business Analyst tại SOM có nhiều ưu điểm nổi bật, đảm bảo mang lại cho học viên trải nghiệm học tập chất lượng và hiệu quả.

Anh có thể chia sẻ một câu chuyện về thử thách khi anh học một domain knowledge mới, và cách anh đã làm việc với khách hàng về domain knowledge đó không ạ?

Lúc trước anh có làm việc với một khách hàng Mỹ, làm về hàng không. Dự án anh làm là về “arrange accommodations,” tức là những bạn mà trễ chuyến bay có thể lên những ki-ốt ở trên sân bay, scan passport và vé của họ, rồi hệ thống sẽ biết bạn này bay chuyến nào, rồi hệ thống sẽ chạy phần mềm để đưa ra danh sách những chuyến bay thay thế cho bạn đó chọn.

Thật sự lúc anh qua làm việc với khách hàng, anh cũng chưa biết gì về lĩnh vực hàng không, nhưng được cái là anh hay quan sát và để ý, nên lúc qua gặp khách hàng, câu đầu tiên họ hỏi là anh có biết gì về lĩnh vực này không? Nếu là anh của vài năm nước, có thể anh đã trả lời: “Xin lỗi, tôi học IT tại trường, không biết gì về hàng không cả.” (Cười)

Nhưng lúc đó, anh đã chọn cách trả lời như sau: “Thực tế đúng là tôi chưa làm qua những dự án hàng không, tuy nhiên trong quá trình làm việc, tôi có từng sử dụng qua nhiều dịch vụ hàng không khác nhau và tôi để ý khá nhiều về nó và tôi biết cách nó vận hành như thế nào.”

Đó là một cách mà anh đã sử dụng. Lý thuyết của cách này là có thể là em chưa học qua domain đó nhưng trong quá trình sống, em để ý tới nó thì em vẫn có thể tạo được lòng tin ban đầu ở khách hàng. Anh khuyên các bạn muốn làm BA thì phải luôn để ý đến mọi thứ xung quanh.

Nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động

Với những kỹ năng và kiến thức được trang bị từ khóa học, học viên sẽ trở thành những ứng viên sáng giá trên thị trường lao động. Những kỹ năng về phân tích dữ liệu, quản lý sự thay đổi, và ứng dụng công nghệ số là những kỹ năng mà nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm. Điều này giúp học viên có nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến trong sự nghiệp.

Khóa học Business Analyst tại SOM không chỉ giúp học viên nắm vững kiến thức mà còn phát triển các kỹ năng mềm như lãnh đạo, giao tiếp và quản lý thời gian. Những kỹ năng này rất quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp và giúp học viên trở thành những nhà lãnh đạo xuất sắc trong tương lai.

Chương trình đào tạo được thiết kế bài bản, cập nhật theo chuẩn mực quốc tế

Các khóa học được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo học viên tiếp cận với những kiến thức và kỹ năng mới nhất. Chương trình liên tục cập nhật những xu hướng mới trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đặc biệt các giảng viên đến từ các doanh nghiệp lớn sẽ mang đến cho khóa học các vấn đề thực tế gặp phải trong triển khai chuyển đổi số và các mô hình phù hợp để biến công nghệ thành điểm tựa vững chắc cho các quyết định.

PM BADT – Khóa học Business Analyst không thể bỏ lỡ tại SOM

Chương trình đào tạo Professional Master’s in Business Analyst And Digital Transformation (PM BADT) tại SOM cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết từ hai góc độ chính:

Nếu có một tech guy muốn chuyển sang làm BA thì bạn ấy nên tiếp cận như thế nào ạ?

Thứ nhất, theo anh là mấy bạn QC có suy nghĩ gần với BA hơn. Nên nếu các bạn mới ra trường, có khả năng lập trình và các bạn cũng muốn chọn BA, thì bạn nên đi theo hướng QC, sau đó chuyển sang BA sẽ dễ dàng hơn.

Thứ hai là các bạn nên đi học và luyện tập nhiều về tiếng Anh.

Thứ ba là mặc dù chưa ai “phong” cho bạn chức danh BA, nhưng trong dự án, chắc chắn có nhiều lúc phát sinh những việc có tính chất giống với công việc của BA. Khi đó, các bạn cứ tự tin tình nguyện nhận công việc đó để mình tập làm quen.

Ví dụ thông thường trước dự án BA có một buổi trao đổi yêu cầu khách hàng cho cả team. Sau đó, BA chuyển qua viết yêu cầu khách hàng cho những dự án tiếp theo.

Thì nếu em là QC, em định hướng chuyển sang BA thì em hãy cố nghe kỹ mọi thông tin trong buổi họp đó hoặc em làm việc riêng với BA để hiểu thêm về yêu cầu khách hàng.

Tiếp theo, em nói với các bạn developer là: “bạn nào có gì không hiểu thì trước khi qua hỏi BA có thể hỏi tôi trước; nếu tôi không trả lời được, tôi sẽ qua hỏi BA để trả lời thêm cho các bạn.”

Tự nhận những trách nhiệm như vậy giúp em gần gũi và dễ dàng chuyển đổi công việc của mình hơn.

Là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề BA thì anh thấy điểm cộng và điểm trừ của nghề BA là gì ạ?

Về điểm cộng thì thứ nhất, với vị trí là một BA, em sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng, nhiều bạn developer, QC, QA. Vì vậy em sẽ phát triển được kỹ năng giao tiếp.

Điểm cộng thứ hai là em được biết rất nhiều domain knowledge. Bởi vì tính chất công việc khiến một BA biết rất nhiều domain, và mọi domain họ biết thì đều biết sâu.

Điểm cộng thứ ba thì giống như là một hiệu ứng phụ của điểm cộng thứ hai, đó là khả năng một bạn BA chuyển con đường sự nghiệp sang những công việc khác là khá rộng.

Vì khi em làm một dự án liên quan đến Digital Marketing, em hiểu về nó, thì có thể là có một cơ duyên nào đó (như là em thấy thích thú ngành Digital Marketing hơn) để em chuyển sang làm Digital Marketing mà không làm BA nữa.

Anh từng chứng kiến điều này ở vài người bạn của anh. Không chỉ Marketing mà còn có thể là Finance & Banking…

Về điểm trừ thì thứ nhất là thời gian làm việc của một bạn BA rất ngược với người thường.

Hầu hết thời gian, BA phải làm việc với khách hàng nước ngoài nên đôi khi thời gian biểu trái với giờ sinh hoạt và làm việc của gia đình. Ví dụ thỉnh thoảng buổi tối anh phải online để họp với khách hàng ở Mỹ, ở Anh vì tối của mình là sáng của họ.

Điểm trừ thứ hai là thỉnh thoảng phải đi onsite ở nước ngoài. Đối với một số người, thì đây là điểm tốt. Tuy nhiên với anh, về khía cạnh gia đình thì đi onsite nghĩa là anh phải xa gia đình, thì đây là điều trở ngại.

Điểm cuối cùng, cái này thì anh nghĩ nó là thử thách hơn là điểm trừ, chính là vì anh phải thay đổi dự án thường xuyên, nên trở ngại và thử thách là lúc nào cũng phải học những domain mới trong một thời gian ngắn.

Khi một khách hàng tìm đến mình thì mong đợi của họ là mình không chỉ có những kỹ năng về phân tích mà mình cần phải am hiểu về domain của họ.

Vì vậy, mình phải làm sao để khi mình gặp khách hàng, mặc dù chưa hiểu sâu về domain đó nhưng phải học đủ nhanh, nắm đủ thông tin để có thể nói chuyện với khách hàng, và thậm chí giống như là còn hiểu hơn cả khách hàng để có thể tư vấn ngược lại cho họ.