Hiện nay, theo quy định của pháp luật, người đi nghĩa vụ Công an hoàn toàn có thể bước chân vào ngành Công an.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, người đi nghĩa vụ Công an hoàn toàn có thể bước chân vào ngành Công an.
Điều 5 Nghị định 70/2019 quy định, công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ Công an khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Không có tiền án, tiền sự và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.
- Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân.
- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Thể hình cân đối, không có dị hình, dị dạng và đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Công dân tham gia nghĩa vụ công an có thể trở thành công an nhân dân nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật. Theo Điều 9, Nghị định 70/2019/NĐ-CP, hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ có thời gian phục vụ tại ngũ từ 15 đến 24 tháng, nếu đạt kết quả phân loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên và đáp ứng các tiêu chuẩn về phục vụ chuyên nghiệp, sẽ được xét tuyển vào các trường đào tạo của Công an nhân dân.
Sau khi tốt nghiệp, họ có thể được phong cấp bậc hàm sĩ quan hoặc hạ sĩ quan chuyên nghiệp. Ngoài ra, những người không thuộc diện trên nhưng hết thời hạn phục vụ tại ngũ, nếu tự nguyện và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, cũng có thể được chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp nếu Công an nhân dân có nhu cầu.
Như vậy, việc tham gia nghĩa vụ công an hoàn toàn có thể là bước đệm để trở thành một chiến sĩ công an nhân dân. Tuy nhiên, công dân phải trải qua quá trình rèn luyện và học tập khắt khe, tuân thủ các điều kiện mà Đảng và Nhà nước đề ra để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình tuyển chọn. Điều này không chỉ giúp chọn lọc những cá nhân ưu tú, đủ tài năng và bản lĩnh, mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng lực lượng công an vững mạnh, sẵn sàng bảo vệ đất nước và phục vụ người dân.
Trước khi tìm hiểu đi nghĩa vụ công an ra làm gì, hãy cùng tìm hiểu về điều kiện để đi nghĩa vụ công an.
Điều kiện để được đi nghĩa vụ công an theo Điều 5, Nghị định 70/2019/NĐ-CP như sau:
Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;
Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;
Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;
Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
Xem thêm: Trường cao đẳng quân đội
Theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì được gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Bên cạnh đó, Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP cũng quy định về đối tượng tuyển chọn tham gia nghĩa vụ Công an như sau:
1. Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Như vậy, trong độ tuổi nhập ngũ theo quy định, để được đi công an nghĩa vụ, công dân cần đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Đối với công dân nữ, ngoài những điều kiện trên, cần phải có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân.
Đi nghĩa vụ Công an có được làm Công an không? (Ảnh minh họa)
Trợ cấp theo thời gian phục vụ:
Trợ cấp tạo việc làm: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, công an nghĩa vụ sẽ nhận trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở, tương đương 10.800.000 đồng.
Trong thời gian thực hiện khám sức khoẻ theo lệnh gọi của Trưởng Công an cấp huyện, công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với công dân trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khoẻ nghĩa vụ quân sự.
Trong thời gian phục vụ tại ngũ và khi xuất ngũ hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
Nội dung Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Điều 8 Nghị định 70/2019 quy định về chế độ, chính sách đối với Công an nghĩa vụ như sau:
- Trong thời gian thực hiện khám sức khỏe theo lệnh gọi của Trưởng Công an cấp huyện, công dân dự tuyển được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với công dân trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Điều 49 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định cụ thể:
Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức trong thời gian thực hiện đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng.
Công dân đến đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám và kiểm tra sức khỏe được bảo đảm chế độ ăn, ở, tiền tàu xe đi, về.
- Trong thời gian phục vụ tại ngũ được hưởng các chế độ, chính sách quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành:
- Khi xuất ngũ được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ, được trợ cấp tạo việc làm. Nếu trước khi nhập ngũ đang học hoặc có giấy gọi vào học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó...
Trên là giải đáo về vấn đề: Đi nghĩa vụ công an có được làm Công an không? Nếu còn vấn đề thắc mắc, quý độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người thực hiện nghĩa vụ công an được hưởng nhiều chế độ của Đảng và Nhà nước. Như vậy người đi nghĩa vụ công an ra làm gì, liệu có được bước chân vào ngành Công an hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.