Hoạt động của tất cả các thiết bị trong dây chuyền sản xuất được giám sát và điều khiển từ phòng trung tâm (CCR), thông qua các thiết bị đo lường và điều khiển, được thiết kế và cung cấp bởi hãng ABB -Thụy Sĩ. Hệ thống điều khiển phối liệu được kiểm soát trực tuyến (online) từ phòng QC thông qua hệ thống X-Ray thế hệ mới nhất của hãng Themor –Thụy Sĩ. Bên cạnh đó, hệ thống QCS kết nối với các trạm định lượng thông qua hệ thống DCS, để nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm.
Hoạt động của tất cả các thiết bị trong dây chuyền sản xuất được giám sát và điều khiển từ phòng trung tâm (CCR), thông qua các thiết bị đo lường và điều khiển, được thiết kế và cung cấp bởi hãng ABB -Thụy Sĩ. Hệ thống điều khiển phối liệu được kiểm soát trực tuyến (online) từ phòng QC thông qua hệ thống X-Ray thế hệ mới nhất của hãng Themor –Thụy Sĩ. Bên cạnh đó, hệ thống QCS kết nối với các trạm định lượng thông qua hệ thống DCS, để nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm.
Theo báo cáo triển vọng ngành Xi măng năm 2024 vừa được công bố, SSI Research cho hay, trong năm 2023, đối với thị trường xuất khẩu, xuất khẩu xi măng & clinker gần như đi ngang (giảm 1% so với cùng kỳ) do Trung Quốc giảm nhập khẩu (giảm 90% so với cùng kỳ), do nhu cầu trên thị trường bất động sản yếu.
Ngược lại, Bangladesh là thị trường ghi nhận tăng trưởng khi xuất khẩu xi măng và clinker sang nước này tăng 40% so với cùng kỳ nhờ tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
SSI Research lưu ý đến cổ phiếu HT1 của Công ty CP Xi Măng Vicem Hà Tiên (HoSE: HT1) với giá mục tiêu 1 năm là 11.300 đồng/CP. Ảnh: Vicem Hà Tiên
Trong quý I/2024, SSI Research dự báo mức tiêu thụ xi măng trong nước sẽ ở mức thấp kể từ quý III/2021 (thời gian thực hiện giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch COVID), do các yếu tố mùa vụ (nghỉ Tết Nguyên đán) và nhu cầu vẫn ở mức yếu.
Tuy nhiên, từ quý II/2024, SSI Research kỳ vọng sản lượng xi măng bán ra sẽ cải thiện so với cùng kỳ nhờ hoạt động xây dựng có dấu hiệu phục hồi. Ngoài ra, các dự án đầu tư công lớn (như Sân bay Long Thành và các dự án đường cao tốc ở miền Trung và miền Nam) có thể bù đắp nhu cầu yếu trong năm 2024.
Tiêu thụ xi măng của Việt Nam trong năm 2023 đạt gần 90 triệu tấn (giảm 7% so với cùng kỳ), trong đó tiêu dùng nội địa giảm 10% so với cùng kỳ và xuất khẩu gần như đi ngang (giảm 1% so với cùng kỳ). Doanh thu thuần xi măng của các công ty niêm yết giảm từ 20%-27% so với cùng kỳ trong 9 tháng 2023.
"Chúng tôi cho rằng sản lượng tiêu thụ xi măng sẽ chạm đáy trong quý I/2024 và dần phục hồi trong suốt năm 2024", chuyên gia SSI Research dự báo.
Về tình hình giá, SSI Research cho rằng, áp lực gia tăng từ các đối thủ cạnh tranh trong nước có thể khiến giá xi măng giảm. Thêm vào đó, công suất trong nước đã được mở rộng trong thời gian gần đây (tăng 4,5% so với cùng kỳ trong năm 2022 và tăng 6,1% so với cùng kỳ trong năm 2023).
"Chúng tôi ước tính tình trạng dư cung đã tăng từ 15% trong năm 2022 lên 30% trong năm 2023. Cùng với mức tăng trưởng trái chiều trên kênh xuất khẩu, điều này sẽ làm gia tăng cạnh tranh trong nước. Điều này đặc biệt xảy ra ở miền Bắc và miền Trung, khu vực có hầu hết các dự án mới và có tỷ lệ xuất khẩu cao hơn", chuyên gia SSI Research nhận định.
SSI Research cũng kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ phục hồi trong năm 2024 nhờ giá than điều chỉnh. Hiện tại, giá than thế giới đã đạt đỉnh trong nửa cuối năm 2022. Giá than giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023 và sau đó tiếp tục dao động quanh vùng đáy cho đến nửa cuối năm 2023.
Trong quý IV/2023, giá than trung bình ở Châu Âu giảm xuống 120 USD/tấn (giảm 51% so với cùng kỳ), giá than ở Úc giảm xuống 136 USD/tấn (giảm 65% so với cùng kỳ), giá than ở Trung Quốc giảm xuống 123 USD/tấn (giảm 35% so với cùng kỳ).
Trong nửa đầu năm 2024, khả năng giá than sẽ duy trì ổn định ở mức hiện tại khi mùa đông ở Bắc bán cầu đang đến gần (và các biện pháp trừng phạt đối với Nga vẫn có hiệu lực) giúp cân bằng với áp lực giảm từ giá dầu khí. Do đó, dự báo giá than đầu vào trung bình cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ giảm trong năm 2024 do mức nền giá than cao được thiết lập trong nửa đầu năm 2023.
Chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ chạm đáy trong quý I/2024, sau đó cải thiện dần trong các quý tiếp theo.
"Lợi nhuận dự kiến của các doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ tăng mạnh so với cùng kỳ trong năm 2024 do sản lượng tiêu thụ phục hồi trên điểm hòa vốn và chi phí than đầu vào giảm. Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ vẫn gặp khó khăn trong nửa đầu năm 2024 (có thể ghi nhận lỗ ròng) và phục hồi trong nửa cuối năm 2024", chuyên gia SSI Research, nêu.
Tuy nhiên, xét về giá trị tuyệt đối, lợi nhuận có thể sẽ vẫn yếu (thấp hơn năm 2022) do sản lượng tiêu thụ phục hồi chậm và chi phí quản lý và bán hàng không thay đổi.
Trong nhóm cổ phiếu ngành xi măng, SSI Research lưu ý đến cổ phiếu HT1 của Công ty CP Xi Măng Vicem Hà Tiên (HoSE: HT1) với giá mục tiêu 1 năm là 11.300 đồng/CP.
Luận điểm đầu tư, thị trường chính của HT1 là ở khu vực miền Nam, khu vực có áp lực cạnh tranh ít hơn do nguồn cung hạn chế. Đồng thời, sản lượng tiêu thụ vẫn đạt mức cao tại khu vực này. Thêm vào đó, SSI Research kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất xi măng đạt mức cao hơn trong năm 2024, do giá than giảm so với cùng kỳ và sản lượng tiêu thụ chạm đáy.
Ngoài ra, về mặt định giá, định giá của HT1 hấp dẫn hơn so với các đối thủ. Chỉ số EV/EBITDA trượt 12 tháng của HT1 đạt 8,4x, thấp hơn mức 10x19x của các đối thủ khác. Chưa kể, HT1 có cơ cấu tài chính mạnh cùng với dòng tiền ổn định.
» Bộ Xây dựng dự báo đầu ra cho xi măng sẽ cải thiện năm 2025, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có thể phức tạp do xung đột vũ trang, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp để bình ổn thị trường xi măng trong thời gian tới.
» Những tháng cuối năm, ngành Xi măng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài đối mặt với nhiều khó khăn. Động lực tăng trưởng đến từ sự cải thiện trong nhu cầu nội địa và các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức từ yếu tố cung - cầu và áp lực về chi phí.
» Thị trường xi măng tháng 10 cho thấy khả năng có sự phục hồi đáng kể, tuy nhiên vẫn đối mặt với nhiều thách thức từ yếu tố cung - cầu và áp lực về chi phí.
» Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 20,55 triệu tấn xi măng và clinker, thu về gần 788,8 triệu USD, giảm 3,2% về lượng và giảm 14,5% về kim ngạch so với 8 tháng đầu năm 2023. Giá xuất khẩu cũng giảm 11,6%, đạt trung bình 38,4 USD/tấn.
» Theo số liệu thống kê từ Báo cáo ngành Xi măng, sản lượng sản xuất toàn ngành trong tháng 8 vừa qua ước đạt 7,06 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ tháng trước. Mặc dù thời tiết mưa nhiều, nhưng thị trường trong nước vẫn ghi nhận sản lượng tiêu thụ khá.
» Ngành Xi măng Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, khi Bộ Xây dựng báo cáo sản lượng và doanh số bán hàng giảm mạnh trong suốt năm 2023 và 8 tháng đầu năm 2024.
» Dù phải đối diện nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ thấp, nguồn cung vượt cầu khiến cạnh tranh về giá bán ngày càng gay gắt, song với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp ngành Xi măng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc đạt 3,4 triệu USD, giảm 98% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng xuất khẩu clinker (xi măng dạng thô) của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm nhiều nhất trên Thế giới.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2021 cả nước xuất khẩu 14,94 triệu tấn xi măng và clinker, đạt kim ngạch 562,64 triệu USD, giá trung bình 37,7 USD/tấn, tăng trên 42% cả về khối lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020, giá chỉ tăng nhẹ 0,2%.
Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục hoành hành khắp Thế giới nhưng xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam vẫn có xu hướng tăng mạnh.
Ở bình diện chung của ngành xi măng, xét về sản lượng, thì kênh xuất khẩu xi măng đang là “cứu cánh” cho các doanh nghiệp khỏi cảnh dư thừa do nguồn cung đã vượt cầu tới 40 triệu tấn.
Theo thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 3, cả nước xuất khẩu hơn 2,15 triệu tấn xi măng và clinker, với tổng kim ngạch đạt 79 triệu USD.
Trong tháng 2, clinker và xi măng là mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Australia có kim ngạch tăng trưởng đột biến, cụ thể tăng 1359% so với cùng kỳ năm 2020.
2 tháng đầu năm 2021, ngành xi măng vẫn xuất bán nhiều xi măng và clinker, bất chấp thời gian này có kỳ nghỉ Tết kéo dài. Tổng sản lượng xuất khẩu ghi nhận 5,84 triệu tấn, tăng 15,9% so với cùng kỳ, trị giá 214 triệu USD, tăng 6,6%.
Xi măng Long Sơn được sản xuất trên dây chuyền hiện đại theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản tạo ra những sản phẩm xi măng tốt nhất. Kết hợp với đội ngũ kỹ thuật, công nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sử dụng xi măng.
Các loại nguyên liệu thô trong sản xuất xi măng được cung cấp trực tiếp từ vùng núi đá Bỉm Sơn – Thanh Hóa với hàm lượng các chất có hại như MgO và tổng kiềm rất thấp. Mỏ đá Bỉm Sơn nằm trong dải đá Đồng Giao trải từ Tam Điệp – Ninh Bình tới Nga Sơn- Thanh Hóa là nguồn sản xuất Xi măng dồi dào, ổn định.
Hệ thống máy nghiền trong nhà máy Long Sơn được cung cấp bởi hãng thiết bị công nghiệp danh tiếng Loscher – Cộng Hòa Liên Bang Đức. Đây là một trong những hạng mục đầu tư trọng điểm tại nhà máy xi măng Long Sơn. Với sự lựa chọn này, quá trình nghiền vật liệu đảm bảo cho ra những sản phẩm tốt nhất, đồng thời giảm thiểu tiêu hao năng lượng và thân thiện với môi trường.
Hệ thống Lò Nung được chế tạo theo thiết kế mới hiện đại & tiên tiến nhất trên thế giới. Với công suất thiết kế 6000 tấn Clinker/ ngày và những giải pháp kỹ thuật mới nhất, tiên tiến nhất được sử dụng tại Nhà Máy Xi măng Long Sơn. Quá trình nung luyện tối ưu, chất lượng sản phẩm tốt, năng suất của hệ thống lò đạt & vượt mức thiết kế, mức tiêu hao nhiệt năng thấp ở mức 730 kcal/ kg Clinker. Tận dụng hệ thống khí thải Lò để sản xuất Điện nhằm tiết kiện Năng Lượng & Bảo vệ môi trường.
Hệ thống Ghi Làm Lạnh và máy Cán Clinker được cung cấp bởi hãng IKN – CHLB Đức. Với thiết kế hệ thống chuyển động kiểu con lắc (Pendulum), giảm thiểu tuyệt đối lực ma sát và mài mòn thiết bị. Hệ thống sục khí được thiết kế theo hiệu ứng Coanda nhằm nâng cao hiệu quả làm mát và thu hồi nhiệt tối đa. Thiết kế máy đập kiểu con lăn cán tạo chuyển động êm và tránh quá tải trong mọi trường hợp.