Vinamilk Xuất Khẩu Sang Trung Quốc

Vinamilk Xuất Khẩu Sang Trung Quốc

VTV.vn - Muộn nhất trong 3 tháng tới, 100.000 tấn gạo của Việt Nam sẽ chính thức có mặt tại thị trường Trung Quốc bằng con đường xuất khẩu chính ngạch.

VTV.vn - Muộn nhất trong 3 tháng tới, 100.000 tấn gạo của Việt Nam sẽ chính thức có mặt tại thị trường Trung Quốc bằng con đường xuất khẩu chính ngạch.

Nhu cầu lớn từ thị trường Trung Quốc

Với ngành hàng rau quả, 6 tháng đầu năm 2023 ghi nhận kim ngạch xuất khẩu bứt phá sang thị trường Trung Quốc với 1,76 tỷ USD, tăng 121,9% so cùng kỳ năm 2022; chiếm 65,8% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả.

Riêng mặt hàng trái cây, Trung Quốc nhập khẩu nhiều thanh long, sầu riêng, chuối, mít, xoài… Nhất là sầu riêng, 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt hơn 915 triệu USD, tăng 997,4% so cùng kỳ năm ngoái, trong số này chủ yếu là xuất sang Trung Quốc.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Ngô Tường Vy cho biết: Năm 2023, mặc dù Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hàng rào kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng với chất lượng ngày càng cao, giá cạnh tranh nên trái cây của Việt Nam được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo xuất khẩu trái cây trong nửa cuối năm 2023 sẽ tiếp tục khả quan, đặc biệt là vào mùa lễ hội khi nhu cầu tăng mạnh.

Cùng với rau quả, mặt hàng gạo đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân một phần là do sản lượng gạo của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm trong năm 2023, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại tăng cao, nhất là các chủng loại gạo chính như: gạo nếp, gạo trắng, gạo thơm và một số ít là gạo giống Nhật, gạo lứt, gạo vi chất…

Với mặt hàng thủy sản, mặc dù 6 tháng đầu năm vẫn đang trong tình trạng sụt giảm kim ngạch xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc nhưng tháng 6/2023, tốc độ giảm đã về mức một con số, giảm 7,9% so cùng kỳ năm 2022, đạt 121,97 triệu USD.

Riêng mặt hàng tôm, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tháng 6 là tháng đầu tiên kể từ đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc ghi nhận tăng so cùng kỳ năm ngoái với mức tăng 19%, đạt 59 triệu USD.

Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Trung Quốc, 6 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 9,85 tỷ USD, tăng 21,7% so cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, trong quý II/2023, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 75,23% về lượng và chiếm 73,93% về trị giá trong tổng xuất khẩu của cả nước, đạt 288,9 nghìn tấn, trị giá 382,77 triệu USD, tăng 12,8% về lượng, nhưng giảm 8% về trị giá so quý II/2022.

Thị phần cao su Việt Nam chiếm 12,57% về lượng và chiếm 11,27% về trị giá trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so cùng kỳ năm 2022.

Triển vọng những tháng cuối năm

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ phục hồi lên mức 5,6% trong năm 2023. Do đó, dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu nông sản vào thị trường này sẽ tăng nhẹ khi một số mặt hàng như: rau quả, gạo, điều vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng; các mặt hàng thủy sản, đồ gỗ, sắn có thể phục hồi nhẹ trong những tháng cuối năm 2023.

Cụ thể, với mặt hàng sắn, trong 2 tháng gần đây, nhập khẩu sắn và tinh bột sắn của Trung Quốc giảm so cùng kỳ năm 2022 do đang vào mùa tiêu thụ thấp điểm.

Thời gian tới, dự báo nhu cầu tiêu thụ sắn và tinh bột sắn của Trung Quốc sẽ sôi động trở lại khi nước này chuẩn bị bước vào mùa sản xuất bánh trung thu. Mặc dù, tại thị trường Trung Quốc, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với các nước như: Thái Lan, Lào và Campuchia, song với lợi thế giá rẻ, giao thương quen thuộc, thị trường gần, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể mở rộng thị phần tại thị trường Trung Quốc.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ phục hồi lên mức 5,6% trong năm 2023. Do đó, dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu nông sản vào thị trường này sẽ tăng nhẹ.

Ngoài ra, cao su cũng là mặt hàng tiềm năng có thể lấy lại mức tăng trong những tháng cuối năm khi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên.

Cụ thể, trong mấy tháng gần đây, nhập khẩu cao su của Trung Quốc liên tục tăng khi ngành ô-tô nước này bắt đầu có những tín hiệu tăng trưởng tích cực.

Với ngành hàng rau quả, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 3 thế giới.

Theo số liệu thống kê từ cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu rau quả của Trung Quốc đạt 13,7 tỷ USD, tăng 6,8% so cùng kỳ năm 2022.

Với lợi thế về vị trí địa lý gần với Trung Quốc, việc vận chuyển rau quả tươi của Việt Nam sang thị trường này có chi phí thấp hơn, giữ được độ tươi và chất lượng, nên có khả năng cạnh tranh hơn so các nguồn cung cấp khác.

Để thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc những tháng cuối năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự kiến vào tháng 9 tới, Bộ sẽ xem xét, bàn cụ thể việc ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong phát triển nông nghiệp và giao thương nông, lâm, thủy sản giữa Việt Nam với các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc).

Bộ cũng xúc tiến thành lập “Hiệp hội Doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Quảng Tây” và “Hiệp hội Doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Vân Nam”; đồng thời thúc đẩy kỹ thuật để sớm ký kết Nghị định thư với Tổng cục Hải quan Trung Quốc về yêu cầu an toàn thực phẩm, kiểm dịch và kiểm tra đối với sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc; tổ chức Hội thảo “Giải pháp xây dựng và bảo vệ thương hiệu trái sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc”; Hội thảo “Hình thành chuỗi logistics nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc”.

Ông Nguyễn Văn Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) cho biết, những ngày đầu năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) qua địa bàn diễn ra thông suốt. Cụ thể, tại lối mở cầu phao Km3+4 chủ yếu là hoa quả, thủy hải sản XK. Tại cầu Bắc Luân 2, hàng hóa xuất nhập khẩu gồm bánh kẹo, bong bóng cá XK và nguyên liệu gia công, nguyên liệu sản xuất XK, hàng tạp hóa nhập khẩu. Tính riêng từ ngày 1 đến 3/1/2024, qua cầu Bắc Luân 2, Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái đã làm thủ tục cho 22 tờ khai XK của 9 doanh nghiệp, kim ngạch đạt 831.772 USD và 584 tờ khai nhập khẩu của 51 doanh nghiệp, kim ngạch đạt 955.293 USD.

Tại Lạng Sơn, bà Trần Thị Hằng - thực hiện thủ tục XNK tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) - đại diện Công ty Cổ phần vận tải Thái Việt Trung cho biết, đến nay đã nửa tháng 1/2024, lượng xe hàng thực hiện thủ tục trên cửa khẩu ở Lạng Sơn diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Bên Công ty thực hiện thủ tục XNK cho các nhà máy FDI ở các khu công nghiệp nên lượng hàng khá ổn định. Trung bình mỗi ngày xuất nhập khẩu 25-30 xe, trong đó khoảng 4-5 xe XK. Hiện, đã vào mùa vụ Tết, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá 2 chiều tăng cao, doanh nghiệp cũng kỳ vọng thị trường sẽ sôi động hơn và Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ nông sản hàng đầu của Việt Nam.

Theo đại diện Chi cục hải quan cửa khẩu Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn), từ đầu tháng 1/2024 đến nay, lượng hàng XNK qua cửa khẩu tăng, trung bình mỗi ngày trên 400 xe, trong đó, khoảng 300 xe xuất khẩu. Hoa quả XK chính gồm: Thanh long, mít, xoài, dưa hấu. Lượng xe hàng XK tăng nhưng hàng hoá thông quan nhanh chóng, lực lượng công chức hải quan làm việc tới khi hết xe hàng mới nghỉ, tầm 19h30 đến 20h hàng ngày. Để đảm bảo phòng tránh ùn ứ cũng như thuận tiện điều tiết hàng hóa được thông quan nhanh chóng, cơ quan hải quan phối hợp với đơn vị quản lý bến bãi để phân khu, phân luồng riêng biệt đối với xe hàng hóa XK và nhập khẩu. Với những mặt hàng là nông sản quả tươi, hải quan luôn tạo điều kiện ưu tiên, xử lý các thủ tục giấy tờ có liên quan nhanh chóng, chính xác để được thông quan ngay trong ngày.

Theo Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, lượng xe chở hàng hóa xuất, nhập khẩu thông quan qua 6 cửa khẩu đường bộ hiện đang thực hiện thông quan của tỉnh đạt trung bình 1.200 xe/ngày, tăng gần 300 xe so với thời điểm cuối tháng 11/2023. Trong đó, trung bình mỗi ngày có khoảng 400 xe chở hàng hóa XK và có khoảng 800 xe chở hàng hóa nhập khẩu. Số lượng xe chở hàng hóa XNK thông quan trong ngày tăng là do vào thời điểm này các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động XK các mặt hàng hoa quả tươi và nông sản. Cùng đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng gia tăng nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, sản phẩm, linh kiện máy móc… để phục vụ sản xuất thời điểm cuối năm và giáp Tết Nguyên đán. Tuy số lượng xe chở hàng hóa XNK qua các cửa khẩu đường bộ của tỉnh tăng mạnh nhưng với việc rút ngắn thời gian thông quan nên hầu hết các xe chở hàng hóa đều được thông quan ngay trong ngày, do vậy, số lượng xe tồn chờ hôm sau thông quan rất ít.

Cùng với đó, hiện nay, hàng hóa XNK qua cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết sẽ được các lái xe trực tiếp đi thẳng vào các bãi hàng khu vực cửa khẩu hai bên để sang tải và tiến hành giao nhận hàng hóa; thay vì phải hạ tải, chờ xe không có hàng đến nhận như trước đây. Điều này rất thuận lợi cho doanh nghiệp, chủ hàng trong kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu dễ dàng, thuận tiện, giảm được nhiều chi phí.

Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan ghi nhận, năm 2023 ghi nhận 12 nhóm hàng XK của nước ta sang thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, 2 nhóm hàng lớn nhất đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên gồm: Điện thoại và linh kiện đạt 16,87 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 13 tỷ USD. Chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt 110,64 tỷ USD, giảm hơn 7,3 tỷ USD so với năm 2022. Với tổng kim ngạch 171,2 tỷ USD đạt được trong năm ngoái, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 25% tổng kim ngạch cả nước.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay đã có hàng trăm mặt hàng rau quả, thủy sản và nhiều loại sản phẩm khác của Việt Nam được cấp phép XK chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Trung Quốc hiện là thị trường XK lớn nhất của nông sản Việt Nam với giá trị 12,2 tỷ USD trong năm 2023, chiếm tỷ trọng 23,2%. Trong nhóm hàng XK tỷ USD, thì năm 2023, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu mặt hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 3,64 tỷ USD, tăng tới 139,5% so với năm 2022 và chiếm 65% kim ngạch XK rau quả cả nước.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group cho biết, Việt Nam đã ký Nghị định thư với Trung Quốc đối với trái sầu riêng, giúp kim ngạch XK sầu riêng sang thị trường này tăng trưởng vượt bậc. Trong năm 2023, riêng thị trường Trung Quốc, đơn vị đã XK 400 container sầu riêng tươi. Năm 2023 doanh nghiệp ký đơn hàng XK sang thị trường Trung Quốc 2.000 container sầu riêng. Tuy nhiên, nguồn cung sầu riêng XK không đủ, nên phần còn lại của đơn hàng doanh nghiệp tiếp tục trả cho đối tác trong năm 2024.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Trung Quốc hiện đang mở rộng nhập khẩu nông sản chất lượng cao của Việt Nam. Nhiều mặt hàng đang được hai bên gấp rút hoàn thiện hồ sơ để mở rộng thông thương. Nếu những mặt hàng mới sớm được ký nghị định thư với Trung Quốc, kim ngạch XK nông sản năm 2024 sẽ còn tăng mạnh. Tuy nhiên, thách thức cũng đặt ra cho doanh nghiệp khi XK các mặt hàng nông sản sang Trung Quốc là phải tuân thủ các quy định về vùng trồng, cơ sở đóng gói, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật… Chỉ một trong những tiêu chuẩn này chưa đạt, hàng hóa sẽ không được thông quan.

Trung Quốc hiện chiếm gần 54% tổng giá trị XK rau quả Việt Nam; trong đó tới 90% sản lượng trái vải XK, 80% sản lượng thanh long XK, hơn 90% sản lượng sắn và sản phẩm chế biến từ sắn. Do vậy, để khai thác hiệu quả thị trường này, ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho rằng, trước hết, người sản xuất cần phải xác định đây là thị trường có tiêu chuẩn cao và kiểm soát khắt khe để sản xuất chuẩn chỉnh về chất lượng ngay từ đầu. Doanh nghiệp XK cần nhanh chóng chuyển đổi hình thức XK từ tiểu ngạch sang chính ngạch; đồng thời cập nhật xu hướng, thị hiếu mới của thị trường.