Tiêu Chuẩn Sức Khỏe Để Đi Làm Công An Nhân Dân Việt Nam

Tiêu Chuẩn Sức Khỏe Để Đi Làm Công An Nhân Dân Việt Nam

Nếu nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của công dân phục vụ trong quân đội nhân dân thì nghĩa vụ công an là nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Để tham gia nghĩa vụ công an, công dân phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khỏe, trình độ, chính trị… Vậy cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đi nghĩa vụ công an là? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ công an để có thêm thông tin hữu ích.

Nếu nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của công dân phục vụ trong quân đội nhân dân thì nghĩa vụ công an là nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Để tham gia nghĩa vụ công an, công dân phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khỏe, trình độ, chính trị… Vậy cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đi nghĩa vụ công an là? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ công an để có thêm thông tin hữu ích.

Tiêu chuẩn tuyển chọn nghĩa vụ công an, Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ công an

Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

– Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.

– Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân (Bản thân và cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng bản thân từ nhỏ, cha, mẹ đẻ vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng; anh, chị em ruột của bản thân bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo Thông tư số 44/2018/TT-BCA, ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn về chính trị của cán bộ, chiến sĩ CAND và văn bản hướng dẫn thực hiện của Cục X01).

– Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương. Ưu tiên tuyển chọn công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở lên, chuyên môn cần thiết cho công tác, chiến đấu của lực lượng CAND.

– Về sức khoẻ: Thực hiện theo Thông tư số 45/2019/TT-BCA, ngày 02/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn sức khỏe và khám sức khỏe tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND.

+ Tuyển chọn đối với công dân có sức khỏe Loại 1, Loại 2 (một, hai):

+ Hình dáng cân đối, không dị hình, dị dạng, khoẻ mạnh, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính, không sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện, đảm bảo tiêu chuẩn sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ.

Riêng Chỉ số BMI (Body Mass Index – được tính bằng cân nặng chia bình phương chiều cao) loại các trường hợp có BMI ≥ 30 hoặc BMI < 18,50 và chiều cao > 195 cm, công dân có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút viêm gan B hoặc trên cơ thể có các vết trổ (xăm) trên da, kể cả phụn xăm trên da có nội dung phảm cảm, chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kỳ dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực, hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như: Mặt, đầu, cổ, từ ½ cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống, hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích ½ lưng, ngực, bụng trở lên.

(Có thể xem xét tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND đối với công dân Nam có bấm lỗ ở tai nhưng đã liền sẹo, các vết trổ (xăm), phun xăm trên da ở vị trí lộ diện nhưng diện tích nhỏ, không phản cảm hoặc đã tẩy xóa hình xăm, chữ xăm)

Lưu ý: Các đơn vị khó khăn về nguồn tuyển có thể tuyển chọn công dân có sức khỏe loại 3 (trừ các trường hợp sức khỏe loại 3 về chiều cao, sức khoẻ loại 3 ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vận động hoặc có tật khúc xạ về mắt như cận thị 1,5 điôp trở lên, viễn thị ở các mức độ), không được bố trí vào các đơn vị K01, K02, lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tỷ lệ công dân sức khỏe loại 3 không được vượt quá 20% chỉ tiêu được giao

Thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân gọi mấy lần trong năm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

Số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm

Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Theo đó, hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai.

Tuy nhiên trong trường hợp thiên tai thì được điều chỉnh thời gian gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Đối tượng tuyển chọn và thời gian phục vụ nghĩa vụ công an

– Đối tượng tuyển chọn là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có độ tuổi từ đủ 18 đến 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ Cao đẳng, Đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi (tính đến ngày tuyển chọn); có địa chỉ thường trú rõ ràng (một số tỉnh yêu cầu công dân đăng ký nghĩa vụ công an phải có hộ khẩu tại tỉnh), đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe ở xã, phường, thị trấn nơi công dân có hộ khẩu thường trú (Riêng công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ phải có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân)

– Thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND là 02 năm (24 tháng). Thời gian phục vụ được tính từ khi có Lệnh gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND đến ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định xuất ngũ.

Thủ tục hồ sơ đăng ký nghĩa vụ công an nhân dân, Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ công an

– Công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân nộp cho Công an cấp xã nơi công dân có hộ khẩu thường trú các giấy tờ sau:

+ Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 70/2019/NĐ-CP ngày 23/8/2019) có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập.

+ Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự.

+ Các giấy tờ khác, gồm: Đơn tình nguyện thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND (viết tay); Bản sao giấy khai sinh (có công chứng); Bằng tốt nghiệp THPT và học bạ (bản sao có công chứng); Văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản photo có công chứng) (nếu có); Sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng);

+ 04 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 cm.

Lưu ý: Khi đến đăng ký dự tuyển, sơ tuyển công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND phải mang bản chính các giấy tờ trên để kiểm tra đối chiếu.

Trên đây là bài viết tư vấn về Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ công an của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi được tư vấn miễn phí.

Ngày 24/7 tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hằng đã ký với Bộ trưởng Bộ Lao động Hàn Quốc thỏa thuận về việc hàng năm Chính phủ Việt Nam gửi 15.000 ứng viên lao động đăng ký dự tuyển đi làm việc ở Hàn Quốc. Những người trúng tuyển được ký hợp đồng với thời hạn 3 năm, được hưởng tiền lương và các chế độ bảo hiểm theo quy định của luật bảo hiểm, luật lao động Hàn Quốc...

Ngày 25/7, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, kể từ khi Hàn Quốc áp dụng luật lao động mới thì vấn đề sử dụng lao động nước ngoài của nước này có nhiều thay đổi. Từ năm 2006 bạn chỉ tiếp nhận lao động theo chương trình hợp tác giữa hai chính phủ. Theo quy định của bạn, người lao động cần các tiêu chuẩn sau: Tuổi đời từ đủ 18 đến dưới 39; không có tiền án; không thuộc diện cấm xuất cảnh.

Trước đây, người lao động tự xuất trình tất cả các hồ sơ trên về Cục Quản lý lao động ngoài nước qua Trung tâm Quản lý lao động ngoài nước. Nhưng từ nay việc này được thực hiện ngay tại Sở LĐTB&XH các tỉnh. Người lao động ở tỉnh nào thì tới Sở LĐTB&XH tỉnh đó nộp hồ sơ. Một trong những quy định khó khăn nhất đối với lao động Việt Nam là phải đạt chứng chỉ tiếng Hàn. Hiện nay, các Sở LĐTB&XH là đại diện nhận hồ sơ xin thi cấp chứng chỉ tiếng Hàn của người lao động. Hồ sơ này được chuyển về Trung tâm Quản lý lao động ngoài nước và các điểm được ủy quyền để tổ chức thi theo quy định.

Đáng chú ý là trong thỏa thuận vừa đạt được, phía Hàn Quốc không đưa ra phân biệt nào giữa người lao động đã sang làm việc và chưa từng sang Hàn Quốc làm việc. Tuy nhiên, người lao động đã từng có thời gian làm việc ở nước bạn thì phải xuất trình hộ chiếu để chứng minh mình không thuộc diện cấm nhập cảnh. Quy trình thực hiện cho tất cả các đối tượng lao động là như nhau. Hồ sơ được nộp tại Sở LĐTB&XH và người lao động chỉ phải nộp có 35 ngàn đồng tiền mua hồ sơ.

Sau khi người lao động đã có được chứng chỉ tiếng Hàn, hồ sơ sẽ được chuyển lên Trung tâm Quản lý lao động ngoài nước để đưa lên mạng. Chủ sử dụng lao động ở Hàn Quốc sẽ xem danh sách ứng viên này trên mạng của Bộ LĐTB&XH rồi quyết định tiếp nhận những lao động nào. Trên cơ sở đó, Chính phủ Hàn Quốc gửi yêu cầu sang Việt Nam thông qua Bộ LĐTB&XH để thông báo tới người lao động.

Đến đây, những lao động được tiếp nhận chỉ phải đóng 654 USD cho Sở LĐTB&XH để hoàn thành thủ tục sang lao động ở Hàn Quốc. Như vậy, đối với những người đã từng làm việc ở Hàn Quốc thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Theo quy định, hồ sơ hợp lệ của người lao động được đăng 1 năm trên website của Bộ LĐTB&XH, sau một năm, người lao động phải chủ động làm lại hồ sơ của mình. Chứng chỉ tiếng Hàn có giá trị trong vòng hai năm, như thế mỗi lao động có cơ hội được tiếp nhận trong vòng tối đa 24 tháng với mỗi hồ sơ