Bán trú là hình thức giáo dục mà các học sinh, trẻ em sẽ học tập và thực hiện các hoạt động vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt… tại trường học cả một ngày mà không cần về nhà giữa buổi. Hình thức này sẽ phù hợp với các bậc phụ huynh có công việc bận rộn không có nhiều thời gian để chăm sóc hoặc đưa đón con em mình thường xuyên.
Bán trú là hình thức giáo dục mà các học sinh, trẻ em sẽ học tập và thực hiện các hoạt động vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt… tại trường học cả một ngày mà không cần về nhà giữa buổi. Hình thức này sẽ phù hợp với các bậc phụ huynh có công việc bận rộn không có nhiều thời gian để chăm sóc hoặc đưa đón con em mình thường xuyên.
Đọc tới đây chắc bạn cũng đã hiểu bao quát hơn về câu hỏi “bán trú là gì”. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự khác nhau giữa bán trú và nội trú:
Học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Học thêm các lớp học về anh văn, năng khiếu,kỹ năng…
Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 18 tuổi
Được tiếp xúc, tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường
Chỉ tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức
Học sinh tự quản lý thời gian biểu của bản thân
Được thầy cô giám sát lịch trình chặt chẽ
Học sinh có nhiều cơ hội để tương tác với các mối quan hệ khác ngoài trường học
Học sinh chỉ có những mối quan hệ tập trung bên trong nhà trường, ký túc xá
Học sinh có thời gian chia sẻ, tâm sự với phụ huynh mỗi ngày
Học sinh không có nhiều thời gian dành cho gia đình. Chủ yếu là thời gian cho việc học tập và bạn bè cùng lớp
Bài viết trên đã tổng hợp tất cả thông tin để trả lời cho câu hỏi “bán trú là gì?” và nhiều thông tin hữu ích khác về việc học bán trú. Hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về mô hình giáo dục này và tìm được phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện gia đình và nhu cầu của con bạn.
Đăng ngày: 14-11-2022 bởi: Trang Nguyễn
Với mong muốn có cuộc sống tốt hơn, được hưởng nhiều quyền lợi hơn, người lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng mong muốn xin được visa vĩnh trú khi làm việc tại Nhật Bản. Visa vĩnh trú cho phép người lao động không bị hạn chế thời gian sinh sống ở Nhật.
Visa vĩnh trú (永住権) là visa cho phép người được cấp có quyền lưu trú, sinh sống ở Nhật trọn đời mà không bị giới hạn về thời gian hoạt động cư trú và các điều kiện về lao động (visa vĩnh trú không phải gia hạn định kỳ 1-3-5 năm như các loại visa thông thường khác).
*** Người nước ngoài sống, làm việc tại Nhật cần có những tiêu chí sau để được cấp visa vĩnh trú:
*** Điều kiện chung để xin visa vĩnh trú
Theo khoản 2, điều 22 của luật nhập cư, thì để được cấp visa vĩnh trú, người xin cần thoả mãn đủ các điều kiện dưới đây:
1. Điều kiện về “hành vi lương thiện” (素行善良要件):Các hành vi mà người đăng ký đã từng làm đều phải đảm báo tính lương thiện.
Người đăng ký phải đảm bảo không phải là đối tượng nào trong các đối tượng dưới đây:
- Là đối tượng bị đang bị giám sát bảo hộ theo pháp luật thanh thiếu niên
- Thường xuyên lặp đi lặp lại các hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đạo đức
- Vi phạm pháp luật Nhật bản dẫn tới bị phạt tiền, phạt tù (bao gồm cả gây ra tai nạn giao thông khi lái xe)
- Là đối tượng bị đang bị giám sát bảo hộ theo pháp luật thanh thiếu niên
2. Điều kiện về “độc lập kinh tế” (独立生計要件):Phải có tài sản hoặc có năng lực đủ để đảm bảo sự độc lập về kinh tế
- Việc đảm bảo cuộc sống hàng ngày không trở thành gánh nặng cho công quỹ của nhà nước.
- Công việc, thu nhập, tài sản hiện có, có thể đảm bảo cho cuộc sống ổn định tại Nhật trong tương lai.
- Có khả năng độc lập kinh tế được xét theo THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH (世帯収入). Tức là dù người đăng ký có thu nhập bằng 0, nhưng nếu vợ/chồng có thu nhập cao đủ để bảo đảm sự độc lập kinh tế của cả hộ gia đình, thì vẫn có thể được cấp visa vĩnh trú. Tuy không quy định chi tiết, nhưng ngầm hiểu là người đăng ký có nhiều người phụ thuộc (bố mẹ, con cái, vợ, anh chị em…) thì số tài sản hay thu nhập cũng phải tăng theo.
- Người lao động có thể chứng minh độc lập về mặt kinh tế bằng các khoản tiết kiệm, tài sản ở Nhật, Việt Nam và nước ngoài như bất động sản, chứng khoán,… Nếu xét thấy cần thiết, trước khi xin vĩnh trú.
Ví dụ: Một người cần có thu nhập theo năm ít nhất ở mức 300 man trở lên mới có khả năng đỗ vĩnh trú. Nếu người này còn có thêm người phụ thuộc như vợ con, bố mẹ(扶養者, thì số thu nhập hàng năm cũng phải tăng tương ứng, thông thường bình quân thu nhập phải tăng tương đương khoảng 50 man/người.
3. Điều kiện về “lợi ích quốc gia” (国益要件): Việc người đó lưu trú tại Nhật phù hợp với các lợi ích của nước Nhật (điều kiện này đã bao gồm cả điều kiện về số năm lưu trú tại Nhật trước đó của người đăng ký):
Người đăng ký visa vĩnh trú cần thỏa mãn 2 điều kiện dưới đây:
Về cơ bản, người đăng ký cần lưu trú tại Nhật liên tục ít nhất trong khoảng thời gian là 10 năm, trong đó có ít nhất 05 năm lưu trú dưới visa lao động.
Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt quy định cụ thể dưới đây thì thời gian lưu trú cần thiết được rút ngắn như sau:
4. Điều kiện về việc tôn trọng pháp luật Nhật Bản:Tôn trọng và làm theo pháp luật, bao gồm cả các việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, đóng bảo hiểm,....
Trong trường hợp người đăng ký đang phụ thuộc kinh tế vào người khác (vợ/chồng của người Nhật và được vợ/chồng lo kinh tế), thì người đăng ký vẫn cần thực hiện đầy đủ việc nộp đầy đủ và không chậm trễ các loại thuế-bảo hiểm thuộc nghĩa vụ của mình.
Về cơ bản, để xin được visa vĩnh trú, người đăng ký cần phải THỎA MÃN ĐỦ các điều kiện nêu trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, thì người đăng ký chỉ cần thoả mãn điều kiện thứ 3 về “lợi ích quốc gia” cũng có thể đăng ký:
Xem thêm: Thủ tục làm visa sang Nhật
Xem thêm: Các đơn tuyển mới nhất - Việc làm tại Nhật
Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản
Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:
Vậy bán trú phù hợp với các đối tượng nào? Có phải độ tuổi nào cũng tham gia được hình thức học này hay không? Dưới đây chúng tôi đã đưa ra bốn nhóm đối tượng có thể tham gia hình thức học bán trú phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam.
Độ tuổi của trẻ em học mầm non là từ 03 tháng tuổi tới 06 tuổi. Khoảng thời gian này trẻ em còn rất nhỏ, vì vậy rất cần cha mẹ dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc và phải luôn bên cạnh quan sát. Việc này sẽ không phù hợp với các hoàn cảnh gia đình phụ huynh quá bận rộn và không thể trông con cả một ngày dài.
Phụ huynh không thể chuẩn bị cho con em mình những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và không thể vui chơi, học tập cùng con trong một khoảng thời gian này. Vì vậy, hình thức học bán trú sẽ là sự lựa chọn tối ưu và phù hợp nhất.
Hình thức giáo dục bán trú dành cho trẻ mầm non sẽ được các thầy cô dạy dỗ, quan tâm, và đảm bảo được chất lượng bữa ăn và chất lượng giấc ngủ mỗi ngày của trẻ. Điều này là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của lứa tuổi mầm non. Các bậc phụ huynh thông qua đó cũng sẽ biết được tình hình phát triển của con mình nhờ vào các báo cáo của các thầy cô mỗi ngày.
Độ tuổi học sinh tiểu học là từ 6 tuổi đến 14 tuổi, ở độ tuổi này các em chưa có khả năng tự đến trường mà vẫn cần sự trợ giúp của các bậc phụ huynh. Vì thế, việc đưa trẻ em đến trường và đón về giữa buổi là việc khá khó khăn với các bậc phụ huynh bận việc ở chỗ làm.
Ở mô hình giáo dục bán trú này không những bám sát vào các chương trình học của các em mà còn tạo một không gian sinh hoạt tập thể với các bạn học trong lớp. Việc ăn, uống và ngủ nghỉ tại trường học giúp các em có một môi trường học tập, vui chơi lành mạnh, có khoảng thời gian nghỉ trưa giúp các em thư giãn sau các buổi học và tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó với bạn bè của mình.
Ngoài những học sinh được học bán trú theo quy định riêng của từng trường, còn có mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở dành cho học sinh dân tộc thiểu số.
Theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT, trường phổ thông dân tộc bán trú được Nhà nước thành lập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Để học tại trường, học sinh cần thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của Chính phủ, do không thể tự đi đến trường hoặc điểm trường và trở về nhà trong ngày.
Độ tuổi của học sinh ở cấp bậc trung học cơ sở là 11 tuổi đến 15 tuổi. Đây là khoảng thời gian khá quan trọng vì các em học sinh đang trong giai đoạn tuổi dậy thì. Các em cần có sự quan tâm, chia sẻ và đồng cảm từ các bậc phụ huynh. Nó giúp các em hình thành được tính cách, con người và ước muốn sau này của bản thân.
Nhưng không phải gia đình nào cũng có thể theo sát các con em mình. Vì vậy, các bậc phụ huynh mong muốn mô hình giáo dục bán trú sẽ giúp đỡ một phần nào đó trong sự phát triển của con cái họ.
Tương tự như học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở vùng dân tộc thiểu số cũng có thể được học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, hoặc trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trung học cơ sở.
Theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT:
- Đối với trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở: Có ít nhất 45% học sinh bán trú;
- Đối với trường phổ thông dân tộc nội trú tiểu học và trung học cơ sở: Có ít nhất 32,5% học sinh bán trú hoặc có ít nhất 20% học sinh tiểu học bán trú và 45% học sinh trung học cơ sở bán trú.
So với cấp tiểu học và trung học cơ sở, hình thức học bán trú ít được áp dụng đối với cấp trung học phổ thông. Do đây là lứa tuổi mà học sinh đã có thể tự chủ động đi lại.