Chủ nhiệm UBQPAN Lê Tấn Tới phát biểu tại phiên họp.
Chủ nhiệm UBQPAN Lê Tấn Tới phát biểu tại phiên họp.
Sáng 21/1, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến đến Công an các địa phương tập huấn công tác thanh tra CAND năm 2022 để triển khai các chuyên đề thanh tra diện rộng do Bộ chỉ đạo, quán triệt, phổ biến những quy định mới của pháp luật và giải đáp những vướng mắc của Công an các đơn vị, địa phương về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong CAND.
Chiều 1-9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự Lễ thăng quân hàm cấp Thượng tướng cho 2 đồng chí và cấp Trung tướng cho 1 đồng chí sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Minh Chính, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP); Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an. Dự buổi lễ còn có các đại biểu Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của BQP. Được sự đồng ý của Bộ Chính trị, xét tờ trình của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng với 2 đồng chí sĩ quan QĐND Việt Nam gồm: Đồng chí Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng BQP; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và trao Quyết định thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng cho đồng chí Trần Việt Khoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Giám đốc Học viện Quốc phòng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng, Trung tướng cho các đồng chí sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chúc mừng các đồng chí vinh dự được thăng quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng và coi đây là niềm vinh dự, tự hào đối với cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân cũng như cá nhân, gia đình và quê hương mỗi đồng chí.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, việc thăng quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng đối với ba đồng chí thể hiện sự quan tâm, tin tưởng sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với QĐND Việt Nam.
Chủ tịch nước căn dặn nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi QĐND Việt Nam nói riêng, lực lượng vũ trang nhân dân nói chung phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu; xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân; xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội mong muốn và tin tưởng các đồng chí được phong quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng hôm nay tiếp tục rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; luôn chủ động, nhạy bén, nắm vững tình hình về mọi mặt để tham mưu với Quân ủy Trung ương, BQP đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội và lực lượng dân quân tự vệ; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng tổ chức quân đội ngày càng vững mạnh toàn diện; chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và phẩm chất đạo đức; ra sức học tập, nâng cao năng lực, trình độ về mọi mặt, phát huy bản chất cách mạng, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, thực sự gương mẫu chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật Quân đội; luôn đoàn kết, thống nhất, khiêm tốn, giản dị, gần gũi, gắn bó với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; tích cực nghiên cứu chiến lược, chiến thuật, chú trọng đổi mới tư duy, phương pháp công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý; cùng với Quân ủy Trung ương, BQP lãnh đạo, chỉ huy QĐND Việt Nam hoàn thành tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động, sản xuất để mãi xứng đáng với lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Thay mặt các đồng chí được thăng quân hàm lần này, Thượng tướng Phan Văn Giang bày tỏ niềm vinh dự, tự hào và biết ơn sâu sắc với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, BQP, các bộ, ngành, địa phương và nhân dân cả nước, cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các đồng chí phấn đấu rèn luyện, phát triển và trưởng thành. Thượng tướng Phan Văn Giang, khẳng định: “Vinh dự và tự hào được Đảng, Nhà nước, Quân đội quyết định thăng quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng, chúng tôi nguyện đem hết sức lực, trí tuệ, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chỗ dựa vững chắc, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân”.
Năm 1941, đồng chí Lê Quảng Ba cũng chính là người đã bảo vệ và dẫn đường đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Pác Bó. Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt cột mốc 108 biên giới Trung Quốc - Việt Nam địa phận thuộc Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng để về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Đồng chí Lê Quảng Ba đã kể lại hành trình lịch sử này trong hồi ký của mình. Theo đó, cuối năm Canh Thìn (1940), đồng chí Lê Quảng Ba nhận nhiệm vụ dẫn đoàn của Bác Hồ từ Nậm Quang (Tĩnh Tây, Trung Quốc) về nước… Đồng chí dẫn đoàn theo những vệt đường mòn, lượn giữa các nếp núi tiếp nối nhau ở vùng biên cương hướng về Cao Bằng.
Vượt lên một đoạn dốc ngắn rồi xuống một sườn núi dài lởm chởm đá, hoa lau dọc sườn núi, đồng chí Lê Quảng Ba nhận ra cây mậy rẫy (tức là cây si) sum suê như một cây đa cổ thụ, mọc không xa mốc đá 108. “Đứng cạnh Bác trên cái mốc biên giới đã quen biết ấy, nghĩ tới quê hương thân thiết ruột rà, tôi cảm thấy mình vô cùng gần gũi Bác, như đứa con yêu quý ở bên cha, như người chiến sĩ đứng sau lá cờ người tổng chỉ huy sẵn sàng nhận lấy nhiệm vụ khó khăn nhất”, Thiếu tướng Lê Quảng Ba kể lại cảm xúc của mình trong hồi ký.
Đồng chí Lê Quảng Ba dự định sẽ đưa Bác về ở tạm nhà của gia đình ông Máy Lì, người dân tộc Nùng là cơ sở cách mạng của ta. Tuy nhiên vì thương gia đình ông Máy Lì, không muốn phiền gia đình ông phải ở chật chội vì đoàn đông người, Bác đã đề nghị chuyển đi tìm chỗ khác. Không thuyết phục được đoàn ở lại nhà mình, cuối cùng ông Máy Lì dẫn đoàn đi về phía hang núi. Hang này ăn thông ra một con đường kín dẫn sang bên kia biên giới. Người ta gọi đó là hang Cốc Bó tức hang Đầu Nguồn. Bác cùng đoàn bằng lòng ở tạm đây.