Mỹ Thăm Việt Nam Tháng 7

Mỹ Thăm Việt Nam Tháng 7

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin - Ảnh: REUTERS

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin - Ảnh: REUTERS

Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 7/2024 và 7 tháng đầu năm 2024

Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:

Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:

Tính chung 7 tháng đầu năm 2024:

Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép:

(Trích Bản tin Hiệp hội Thép tháng 8/2024)

Nguồn tin cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu sẽ thăm Việt Nam từ ngày 23 đến 24-1, còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Việt Nam từ 24 đến 26-1.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, sẽ chủ trì lễ đón và hội đàm với đoàn Bộ trưởng Quốc phòng Nga vào ngày 23-1 và đón đoàn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào ngày 25-1 tại trụ sở Bộ Quốc phòng.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới Việt Nam nằm trong chuyến công du Đông Nam Á, nơi ông sẽ thăm Myanmar, Lào và Việt Nam với mục đích thảo luận các vấn đề hợp tác với Nga trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng và kỹ thuật - quân sự.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đón Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch tháng 4-2016 - Nguồn: Sputnik

Trước đó, vào tháng 4-2016, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đến Liên bang Nga thăm chính thức và tham dự Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow lần thứ 5. Tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu đánh giá cao việc Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã tới thăm Liên bang Nga đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng, nhấn mạnh: "Đây là sự kiện quan trọng thúc đẩy sự hợp tác hữu nghị giữa các lực lượng vũ trang của hai nước. Liên bang Nga coi Việt Nam là đối tác quan trọng, là người bạn thân thiết lâu năm ở châu Á-Thái Bình Dương…. Nga sẵn sàng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng".

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cũng khẳng định Việt Nam luôn coi Liên bang Nga là người bạn thân thiết, đặt quan hệ hợp tác với Liên bang Nga là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Hai Bộ trưởng bày tỏ sự hài lòng trước nhịp độ phát triển của mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Liên bang Nga thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh sự tích cực thực hiện các hiệp định đã ký kết, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế, tiếp tục nỗ lực củng cố và phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt, góp phần vào việc tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Về phía Mỹ, phát biểu tại hội thảo "Quan hệ Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump" ngày 17-1 vừa qua tại TP HCM, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP HCM Mary Tarnowka cho biết chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis là lần đối thoại thứ ba giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước kể từ tháng 8-2017.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch ngày 8-8-2017 - Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã có chuyến thăm Mỹ từ ngày 7 đến 10-8-2017 theo lời mời của Bộ trưởng Jim Mattis. Chuyến thăm của Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhằm đưa quan hệ quốc phòng song phương phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ, cũng như triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất. Trong chuyến thăm này, tại cuộc họp ở Lầu Năm Góc vào ngày 8-8, hai Bộ trưởng Quốc phòng đã nhất trí về chuyến thăm của tàu sân bay của Mỹ đến thăm Việt Nam trong năm 2018. Được biết, đây là lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm của Mỹ đến Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Bà Amy Searight, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS (Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ), ngày 17-1 vừa qua tiết lộ chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam đã được lên kế hoạch diễn ra vào tháng 3-2018.

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ 11 diễn ra trong 2 ngày 23 và 24-10-2017 tại Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch. Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Việt Nam tái khẳng định ý định tăng cường quan hệ quốc phòng song phương, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh hàng hải.

Tổng cục Hải quan cho biết, 7 tháng năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam với 1,11 triệu tấn, tăng 89% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong 7 tháng năm 2024 đã đạt được những kết quả tích cực về lượng, nhưng giá trị xuất khẩu vẫn gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi giá thành giảm.

Về giá sắt thép xuất khẩu trung bình lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8 giảm 5,6% so với cùng kỳ, còn 732,9 USD/tấn. Điều này kéo kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam chỉ tăng 13% so với cùng kỳ, đạt 5,9 tỷ USD.

Nhìn chung, các tháng đầu năm, lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam liên tục ở mức cao, ngoại trừ tháng 2 và tháng 6, các tháng còn lại đều đạt trên một triệu tấn. Riêng 15 ngày đầu tháng 8/2024, lượng sắt thép xuất khẩu đạt mức 531.780 tấn.

Tại các thị trường, cũng theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lượng sắt thép xuất khẩu trong tháng 7/2024 là 1,04 triệu tấn, tăng 5% so với tháng trước; trị giá là 775 triệu USD, tăng 5%.

Tính chung, lượng sắt thép xuất khẩu 7 tháng năm 2024 đạt 7,52 triệu tấn, tăng 17,7% và trị giá đạt 5,54 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam với 1,11 triệu tấn, tăng 89% so với cùng kỳ năm trước, đạt kim ngạch 923 triệu USD, tăng 91,3%.

Tiếp đến là Italy, thị trường xuất khẩu sắt thép lớn thứ hai của Việt Nam với 922.692 tấn, tuy nhiên so với cùng kỳ lại giảm 12%. Campuchia đứng vị trí thứ 3 với 674.948 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, với kim ngạch giảm 23,9% xuống còn 578 triệu USD.

Ngoài ra, trong khối ASEAN, Việt Nam còn xuất khẩu sắt thép sang 5 thị trường khác như: Malaysia với 499.485 tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; Indonesia với 356.492 tấn, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước; Singapore với 157.214 tấn, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam cũng xuất khẩu sắt thép sang Philippines với 144.962 tấn, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước và Thái Lan với 103.843 tấn, giảm 49,3% so với cùng kỳ năm trước.

Về kim ngạch, 7 tháng năm 2024, xuất khẩu sắt thép sang Mỹ đạt kim ngạch 923 triệu USD, tăng 91,3% so với cùng kỳ năm trước. Đứng sau là Campuchia với 427 triệu USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước; Italy với 578 triệu USD, giảm 23,9% so với cùng kỳ năm trước...

Bên cạnh đó, trong khối ASEAN, sắt thép xuất khẩu sang Indoneisa đạt 237 triệu USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước; sang Malaysia đạt 342 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước; Thái Lan với 90 triệu USD, giảm 48% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang Philippines đạt 75 triệu USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước; sang Singapore đạt 84,9 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, tình hình nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm về Việt Nam trong tháng 7/2024 đạt 1,51 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước, tương ứng tăng 22 triệu USD so với tháng trước. Tính chung trong 7 tháng năm 2024, trị giá nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm của cả nước đạt 10,52 tỷ USD, tăng 23,5%, tương ứng tăng gần 2 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.

Sắt thép các loại và sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam có xuất xứ chủ yếu từ 5 thị trường chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Indoneisa.

Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất (63%) với trị giá là 6,67 tỷ USD, tăng 1,68 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 1,31 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Tính riêng trị giá sắt thép các loại nhập khẩu từ thị trường này là 4,15 tỷ USD, gấp đôi so với mức nhập khẩu của cùng kỳ năm 2023.