Logo Đặc Sản Tây Bắc

Logo Đặc Sản Tây Bắc

Các sản phẩm mỹ Nghệ Dừa Bến Tre, sản phẩm được làm từ dừa đẹp, giao hàng tận nơi. Giảm giá nếu mua số lượng lớn.

Các sản phẩm mỹ Nghệ Dừa Bến Tre, sản phẩm được làm từ dừa đẹp, giao hàng tận nơi. Giảm giá nếu mua số lượng lớn.

Bánh xèo Cao Lãnh – Ẩm thực Đồng Tháp

Bánh xèo Đồng Tháp, đặc biệt là ở Cao Lãnh, nổi bật với lớp vỏ bánh giòn rụm. Cùng với nhân tôm, thịt ba chỉ, giá đỗ, cùng đôi khi là củ hủ dừa. Tạo nên sự béo ngậy và ngọt thanh độc đáo của món ăn. Khi thưởng thức, bạn có thể cuốn bánh xèo với rau sống, dưa leo, lá lốt và cải xanh, sau đó chấm cùng nước mắm pha chua ngọt, mang đến trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn.

Hương vị đậm đà của bánh xèo Cao Lãnh không chỉ làm hài lòng vị giác. Mà còn để lại ấn tượng khó phai cho thực khách. Mỗi miếng bánh đều chứa đựng tình yêu thương và sự tinh tế trong cách chế biến. Phản ánh rõ nét văn hóa ẩm thực miền Tây. Nơi mỗi món ăn đều gợi nhớ về những khoảnh khắc ấm áp bên gia đình và bạn bè.

Nem Lai Vung là món quà đặc sản không thể thiếu đối với bất kỳ du khách nào khi ghé thăm Đồng Tháp. Với màu hồng tươi bắt mắt, nem mang đến hương vị chua dịu. Kết cấu mềm dai từ thịt lợn tươi ướp gia vị, được quấn chặt trong lá chuối xanh.

Món nem này thường được thưởng thức kèm với rau sống, tỏi, và ớt. Tạo nên sự hòa quyện tuyệt vời giữa vị chua, cay và béo. Hương vị độc đáo của Nem Lai Vung không chỉ làm hài lòng thực khách. Đây còn mang đến cảm giác gần gũi, thân thuộc, gợi nhớ về nét đẹp văn hóa ẩm thực miền Tây. Mỗi miếng nem không chỉ là món ăn ngon. Đây là một trải nghiệm đáng nhớ trong hành trình khám phá ẩm thực Đồng Tháp.

Chuột đồng nướng lu là món ăn dân dã nhưng không kém phần đặc biệt ở Đồng Tháp. Những con chuột đồng to béo, được bắt về từ những cánh đồng lúa sau vụ mùa, àm sạch và ướp gia vị kỹ lưỡng. Sau đó, chúng được nướng chín vàng trong lu, giữ được vị ngọt tự nhiên và thơm lừng.

Món chuột đồng nướng lu thường được chấm cùng muối ớt hoặc nước mắm chua ngọt. Ăn kèm rau sống, mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo và khó quên.

Hủ tiếu Sa Đéc là món ăn không thể thiếu trong danh sách ẩm thực Đồng Tháp. Nước lèo trong và ngọt thanh được nấu từ xương heo. Mang lại hương vị đặc trưng cho món ăn. Sợi hủ tiếu mềm mại, dai dai. Tạo cảm giác ngon miệng khi kết hợp cùng thịt băm, tôm, gan heo và các loại rau thơm tươi mát.

Điều đặc biệt ở hủ tiếu Sa Đéc chính là vị béo của nước lèo hòa quyện với những nguyên liệu tươi ngon. Tạo nên một món ăn bình dị nhưng đầy hấp dẫn. Hủ tiếu không chỉ là một bữa ăn mà còn là một trải nghiệm văn hóa. Phản ánh sự giản dị và tinh tế của ẩm thực miền Tây. Khiến ai nấy đều muốn trở lại thưởng thức thêm nhiều lần nữa.

Lẩu cá linh bông điên điển – Ẩm thực Đồng Tháp

Vào mùa nước nổi (tháng 9-11), Đồng Tháp trở nên tấp nập với những bữa cơm gia đình đầy ấm cúng, trong đó nổi bật là món lẩu cá linh bông điên điển. Cá linh nhỏ, có xương mềm và thịt ngọt, kết hợp hoàn hảo với vị bùi bùi của bông điên điển – loài hoa vàng đặc trưng chỉ xuất hiện trong mùa này. Nước lẩu chua nhẹ, hòa quyện với các nguyên liệu tươi ngon, mang đến hương vị thanh mát, dễ chịu.

Khi thưởng thức, lẩu cá linh bông điên điển thường được ăn kèm với bún và rau sống, tạo nên một bữa ăn không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng. Món ăn này không chỉ thể hiện sự đa dạng trong ẩm thực miền Tây mà còn gợi nhớ về những kỷ niệm giản dị của cuộc sống nơi sông nước, nơi mỗi bữa ăn là một dịp để sum vầy và gắn kết.

Sen Đồng Tháp: Trà sen và gỏi ngó sen

Đồng Tháp, được mệnh danh là “xứ sở sen hồng“, nổi tiếng với nhiều món ăn từ sen. Trong đó trà sen là thức uống đặc trưng không thể bỏ qua. Với hương thơm dịu nhẹ và vị thanh mát, trà sen không chỉ là món uống bổ dưỡng. Đây còn giúp thanh lọc cơ thể, mang lại cảm giác dễ chịu.

Một món ăn nổi bật khác là gỏi ngó sen, kết hợp hoàn hảo giữa ngó sen giòn tươi, tôm, thịt heo luộc và rau thơm. Khi chấm cùng nước mắm chua ngọt, gỏi ngó sen mang đến hương vị thanh đạm nhưng vô cùng lôi cuốn. Mỗi miếng gỏi đều là sự hòa quyện của những nguyên liệu tươi ngon. Thể hiện rõ nét tinh túy trong ẩm thực Đồng Tháp. Mang lại cho thực khách một trải nghiệm ẩm thực thú vị và khó quên.

Ẩm thực Đồng Tháp là sự kết tinh của những nguyên liệu thiên nhiên dồi dào và tài nghệ nấu nướng của người dân miền Tây. Mỗi món ăn là một câu chuyện về cuộc sống, về con người, và về nét văn hóa đặc trưng của vùng đất sông nước. Nếu có dịp ghé thăm Đồng Tháp, đừng quên thưởng thức những đặc sản này để cảm nhận trọn vẹn hương vị đậm đà của miền Tây.

Phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc giai đoạn 2024 - 2030 là mục tiêu của đề án mà Sở Du lịch trình UBND tỉnh để triển khai trong thời gian tới đây.

Xã Bản Phố là một trong những điểm du lịch cộng đồng có tiếng của huyện Bắc Hà. Những năm gần đây, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến xã ngày càng tăng. Ông Lê Tiến Tùng, Chủ tịch UBND xã Bản Phố cho biết, Bản Phố được huyện quy hoạch thành vùng trọng điểm về du lịch, do đó xã xác định phát huy những tiềm năng lợi thế là bản sắc văn hóa của người Mông để phát triển. Hiện xã đã có các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, làng nghề truyền thống và phát triển du lịch cộng đồng. Đặc biệt, địa phương bảo tồn văn hóa người Mông gắn với phát triển du lịch theo các nghị quyết của tỉnh, của huyện… Đến năm 2023, xã đã vượt kế hoạch về đón khách du lịch tới tham quan với hơn 55.000 lượt/năm. Bản Phố đang xây dựng làng văn hóa du lịch bền vững với nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc để thu hút du khách.

Bắc Hà là một trong những khu vực có tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh với khí hậu trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ và hấp dẫn, có giá trị khai thác như động Thiên Long (xếp hạng là danh thắng cấp quốc gia); núi Cô Tiên, xã Tà Chải; hang Tiên, xã Bảo Nhai; núi Ba Mẹ Con ở thị trấn Bắc Hà; rừng già xã Bản Liền; rừng nguyên sinh xã Tả Van Chư; rừng gỗ nghiến Cốc Ly... phù hợp với các hoạt động du lịch sinh thái, mạo hiểm, khám phá.

Huyện còn có tài nguyên về du lịch văn hóa gắn với di sản văn hóa được xếp hạng, ghi danh gồm 4 di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia: Dinh thự Hoàng A Tưởng, đền Bắc Hà, đền Trung Đô, động Thiên Long và 1 di tích được xếp hạng cấp tỉnh là di tích đồn Bắc Hà. Bắc Hà còn có 11 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của các dân tộc, trong đó “Nghi lễ kéo co dân tộc Tày, Giáy”, “Thực hành Then Tày, Nùng, Thái” đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Huyện Bắc Hà còn nổi tiếng với những phiên chợ vùng cao độc đáo, đặc biệt chợ phiên Bắc Hà đã từng được bình chọn là 1 trong 10 chợ phiên độc đáo nhất Đông Nam Á và khu vực châu Á. Huyện cũng gìn giữ các nghề thủ công truyền thống như nấu rượu ngô, may trang phục truyền thống bản địa của đồng bào Mông, Dao; làm cốm, đan nón lá, làm đàn tính, làm gậy sinh tiền, làm khèn Mông… có giá trị trong phát triển du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch trải nghiệm, trình diễn dân gian phục vụ du khách.

Bà Chu Thị Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà cho biết: Bắc Hà đang phát triển bằng nội lực, phấn đấu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và là đột phá của huyện. Giai đoạn 2018 - 2023, tốc độ tăng trưởng khách du lịch của Bắc Hà đạt bình quân 10,2%/năm. Đến năm 2023, lượng khách đạt 650.000 lượt. Huyện đang triển khai nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, khai thác thương hiệu “Cao nguyên trắng Bắc Hà”. Theo đó, huyện xây dựng sản phẩm chợ “Chủ nhật trên cao nguyên” và sản phẩm “Ký ức đêm trắng Bắc Hà”; tổ chức các lễ hội văn hóa và phát triển du lịch nông nghiệp, cảnh quan, du lịch thể thao tổng hợp như đua ngựa, leo núi… Bắc Hà cũng đang thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch, hướng tới có những dịch vụ chất lượng cao nhất.

Phát triển du lịch mang tính tổng thể có “tầm nhìn”

Ông Trần Sơn Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Lào Cai nhấn mạnh: Bắc Hà hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên những tiềm năng này đến nay vẫn chưa phát huy được hiệu quả để khẳng định vị thế du lịch huyện Bắc Hà trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ngành du lịch tỉnh nói riêng. Do đó, Bắc Hà cần có những định hướng và giải pháp đồng bộ để bứt phá phát triển du lịch bền vững, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ “phát triển không gian du lịch mới tại Bắc Hà hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc, khác biệt” theo Nghị quyết 11 ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, huyện Bắc Hà cần có định hướng phát triển du lịch mang tính tổng thể được xây dựng có tính “tầm nhìn” chiến lược với khát vọng xây dựng Bắc Hà trở thành khu du lịch quốc gia.

Mặc dù Bắc Hà có rất nhiều thuận lợi và cơ hội nhưng theo đánh giá tiêu chí điểm đến đặc sắc thì huyện mới đạt tiêu chí về tài nguyên du lịch đặc trưng, khác biệt, còn 4 tiêu chí đang cần được xây dựng là: Thương hiệu du lịch độc đáo và ấn tượng gắn với các khu, điểm du lịch và các sản phẩm du lịch chất lượng cao; cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch theo tiêu chuẩn du lịch ASEAN; cơ chế, chính sách đặc thù; quảng bá sản phẩm du lịch đặc sắc rộng rãi và hiệu quả.

Như vậy, Đề án phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc giai đoạn 2024 - 2030 được triển khai sẽ đặt ra các vấn đề cốt lõi cần giải quyết. Từ nay đến năm 2030 phải xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng cao và đặc sắc trên cơ sở phát huy giá trị cốt lõi của du lịch Bắc Hà; xây dựng bộ nhận diện thương hiệu điểm đến Bắc Hà gắn với các điểm du lịch, tài nguyên, sản phẩm du lịch mang tính đại điện, độc đáo và ấn tượng về du lịch Bắc Hà; tập trung nâng cấp và xây dựng phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đồng bộ theo tiêu chuẩn du lịch ASEAN, gồm: Khách sạn xanh ASEAN, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) ASEAN, dịch vụ spa ASEAN, nhà vệ sinh công cộng ASEAN… Bên cạnh đó là đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đến các điểm du lịch của huyện và xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, hấp dẫn cho du lịch huyện về: Thu hút đầu tư nguồn lực phát triển du lịch; hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch, chính sách quảng bá, xúc tiến du lịch, ứng dụng nền tảng công nghệ số và lồng ghép với quảng bá du lịch tỉnh để giới thiệu du lịch Bắc Hà rộng rãi tới công chúng…

Mục tiêu đặt ra đến năm 2025 Bắc Hà sẽ đón 1 triệu lượt khách du lịch; đến năm 2030 sẽ đón 2,5 triệu lượt khách du lịch, tổng thu từ khách du lịch đạt gần 5.200 tỷ đồng. Tỷ trọng du lịch trong tổng sản phẩm của huyện chiếm khoảng 27 - 28%; cơ sở lưu trú đạt khoảng 7.400 buồng; lao động ngành du lịch đạt khoảng 33.300 lao động, trong đó 11.100 lao động trực tiếp.

Ông Trần Sơn Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh cho rằng, để đạt mục tiêu trên, trước hết phải tái cấu trúc lại sản phẩm du lịch Bắc Hà theo hướng làm mới sản phẩm đã được hình thành thương hiệu, xây dựng, định vị sản phẩm đặc sắc, khác biệt, hấp dẫn, mang đẳng cấp có tính cạnh tranh cao với khu vực.

Ngày 06/9/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 1408/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả thống kê các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh Bắc Giang năm 2016 với 48 sản phẩm, được chia làm 3 nhóm: Nhóm sản phẩm chủ lực, nhóm sản phẩm đặc trưng và nhóm sản phẩm tiềm năng.

Nhóm sản phẩm chủ lực có 8 sản phẩm gồm cây trồng, vật nuôi. Đây là những sản phẩm có số lượng lớn, có tiềm năng về thị trường, tỷ lệ dân tham gia nhiều, tận dụng tốt điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, tạo giá trị gia tăng cao; đã được cấp giấy chứng nhận về sở hữu công nghiệp dưới hình thức: Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể... Cụ thể:

- Lợn: Tổng đàn lợn 2,48 triệu con, sản lượng 164,4 nghìn tấn, trong đó lợn sạch Tân Yên hàng tháng cung ứng ra thị trường từ 1.800 - 2.000 tấn.

- Lúa: Giữ ổn định diện tích khoảng 111.558 ha, trong đó có 26.500 ha lúa chất lượng cao, tổng sản lượng khoảng 621,3 nghìn tấn/năm.

- Vải thiều: Diện tích lớn nhất toàn quốc, tổng diện tích 30.000 ha, sản lượng đạt từ 130.000 - 190.000 tấn, trong đó diện tích vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP trên 12.000 ha, sản lượng 80.000 tấn; diện tích vải GlobalGAP đạt 100 ha, sản lượng 600 tấn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ và các nước Pháp, Anh, Úc, Nhật Bản; vải thiều Lục Ngạn diện tích 16.293 ha, sản lượng 70.000 - 120.000 tấn/năm; vải sớm Phúc Hòa diện tích 1.023 ha, sản lượng 6.500 tấn/năm. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã cấp 15 mã vùng trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP cho trên 250 hộ tại huyện Lục Ngạn.

- Gà: Tổng đàn gà 14,6 triệu con, tổng sản lượng 33.680 nghìn tấn, trong đó gà đồi Yên Thế 13,5 triệu con, sản lượng 27.000 nghìn tấn được chăn nuôi chủ yếu theo hình thức chăn thả vườn đồi, chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Gà đồi Yên Thế: 1 trong 8 sản phẩm chủ lực của tỉnh Bắc Giang

- Cá: Diện tích nuôi thâm canh và chuyên canh 6.530 ha, tổng sản lượng thu hoạch cá thương phẩm đạt 30.500 tấn/năm.

- Rau các loại: Tổng diện tích 23.420 ha, tổng sản lượng trên 397 nghìn tấn/năm, trong đó diện tích rau chế biến, rau an toàn 4.520 ha (rau chế biến 2.400 ha, rau an toàn 2.120 ha, sản lượng đạt 85.380 tấn. Đã có 35 ha rau được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Cam: Diện tích 1.650 ha, sản lượng 14.056 tấn, trong đó cam Lục Ngạn đã có thương hiệu và tạo ra giá trị kinh tế cao (cam ngọt, cam Vinh và cam V2).

- Lạc: Giữ ổn định tổng diện tích 11.694 ha, tổng sản lượng 28.867 tấn, trong đó diện tích lạc thâm canh cao khoảng 4.500 ha, sản lượng ước đạt 12.150 tấn.

Nhóm sản phẩm nông sản đặc trưng bao gồm 14 sản phẩm đã có thương hiệu, thị trường tiêu thụ ổn định, mang lại giá trị kinh tế khá, mang đặc trưng riêng của từng vùng, địa phương trong tỉnh. Cụ thể:

- Mỳ gạo: Tổng sản lượng 18.458 tấn, trong đó mỳ Chũ sản lượng 14.657 tấn/năm, mỳ Kế sản lượng 1.400 tấn/năm, mỳ Châu Sơn sản lượng 2.400 tấn/năm.

- Gạo thơm Yên Dũng: Diện tích 5.800 ha, sản lượng 18.000 tấn.

- Rượu làng Vân: Sản lượng 4 triệu lít/năm.

- Bưởi: Tổng diện tích 1.208 ha, sản lượng 7.477 tấn, trong đó bưởi Lục Ngạn diện tích 880 ha, sản lượng 5.528 tấn; bưởi Lương Phong - Hiệp Hòa diện tích 130 ha, sản lượng 840 tấn; bưởi Tân Yên diện tích 198 ha, sản lượng 1.109 tấn.

- Rau cần Hoàng Lương: Diện tích 150 ha, sản lượng 16.000 tấn.

- Mật ong: Sản lượng hơn 1 triệu lít/năm, trong đó mật ong Lục Ngạn sản lượng hơn 1 triệu lít/năm, mật ong rừng Sơn Động sản lượng hơn 43.400 lít/năm.

- Nếp cái hoa vàng Thái Sơn: Diện tích 50 ha, sản lượng 253 tấn.

- Na Lục Nam: Diện tích 1.710 ha, sản lượng 12.500 tấn.

- Rượu Kiên Thành: Sản lượng 713,7 nghìn lít.

- Bún Đa Mai: Sản lượng 6.000 tấn/năm.

- Mây tre đan Tăng Tiến: Sản lượng 6 triệu sản phẩm các loại/năm.

- Bánh đa Kế: Sản lượng hơn 3,2 triệu chiếc/năm.

- Chè Yên Thế: Sản lượng 3.861 tấn chè búp tươi.

- Nấm Lạng Giang: Sản lượng 1.620 tấn.

Nhóm sản phẩm tiềm năng có 26 sản phẩm. Đây là những sản phẩm chưa có thương hiệu, quy mô và sản lượng chưa tương xứng với tiềm năng nhưng có khả năng phát triển thành sản phẩm chủ lực hoặc sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Cụ thể: Khoai tây, ngô, nhãn, sắn, khoai lang, dưa hấu, táo, chuối, gạo bao thai (Lục Ngạn), chanh, nếp Phì Điền, mộc dân dụng Bãi Ổi, rau an toàn Đa Mai, bánh đa nem, mỳ Thổ Hà, tương Trí Yên, nhãn, táo Đài Loan, táo xuân 21, quả vú sữa, rượu Giáp Tửu, chổi chít, chổi tre, mây nhựa đan cao cấp (Tân Yên), gốm Khuyến (gốm Làng Ngòi), mộc dân dụng Đông Thượng, bánh chưng (Hiệp Hòa).

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố cập nhật dữ liệu, xây dựng cuốn cẩm nang và công bố thông tin rộng rãi để quảng bá phục vụ công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm. UBND huyện, thành phố thực hiện các biện pháp để duy trì và phát  triển sản xuất các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh./.