Hdi Việt Nam 2021

Hdi Việt Nam 2021

Báo cáo Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam cho thấy, HDI của cả nước tăng đều qua các năm; từ 0,682 năm 2016 lên 0,706 năm 2020. Việt Nam từ Nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ có HDI trung bình năm 2018 và những năm trước đó đã gia nhập Nhóm đạt mức cao trong năm 2019 và năm 2020.

Báo cáo Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam cho thấy, HDI của cả nước tăng đều qua các năm; từ 0,682 năm 2016 lên 0,706 năm 2020. Việt Nam từ Nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ có HDI trung bình năm 2018 và những năm trước đó đã gia nhập Nhóm đạt mức cao trong năm 2019 và năm 2020.

Xây dựng một hệ thống các giải pháp đồng bộ và triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả

Tuy nhiên, Phó vụ trưởng Vụ Dân số và Lao động cũng cho biết, mặc dù HDI của Việt Nam đạt được những thành tựu rất quan trọng, nhưng Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một số vấn đề đáng quan ngại trong phát triển con người. Cụ thể là: HDI của cả nước và hầu hết các địa phương đều tăng, nhưng tốc độ tăng thấp. Năm 2020, HDI của cả nước đạt 0,706, chỉ tăng 0,024 so với năm 2016 với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 0,9%. HDI của cả nước tuy đã chuyển từ Nhóm 3 lên Nhóm 2, nhưng mới ở mức thấp của Nhóm 2. Trong Bảng xếp hạng HDI thế giới, thứ hạng của Việt Nam cải thiện không nhiều và trong khu vực Đông Nam Á vẫn xếp thứ 7/11 quốc gia.

Sự đóng góp của các chỉ số thành phần vào cấu thành HDI không lớn do tăng chậm. Chỉ số sức khỏe của cả nước năm 2020 chỉ tăng 0,004 so với năm 2016 với tốc độ tằng bình quân mỗi năm là 0,12%; Chỉ số giáo dục tăng 0,022 với tốc độ tăng 0,88%/năm; Chỉ số thu nhập tăng 0,040 với tốc độ tăng 1,57%/năm.

Bên cạnh đó, HDI và các chỉ số thành phần của nhiều địa phương vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn thấp. Mặc dù đạt được tốc độ tăng tương đối cao trong những năm 2016-2020 vừa qua, nhưng HDI của Lai Châu năm 2020 mới đạt 0,582, bằng 82,44% HDI của cả nước; Hà Giang đạt 0,591, bằng 83,71%; Điện Biên đạt 0,602, bằng 85,27%; Gia Lai đạt 0,624, bằng 88,39%.

Chính vì vậy, bà Nguyễn Thị Thanh Mai đề xuất, cần xây dựng một hệ thống các giải pháp đồng bộ và triển khai thực hiện quyết liệt và hiệu quả; đặc biệt là các giải pháp tăng cường dịch vụ y tế, giáo dục, vì các lĩnh vực này liên quan trực tiếp đến phát triển con người. Trong y tế, cần tập trung nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở và y tế gia đình. Trong giáo dục, cần nhanh chóng khắc phục tình trạng số năm đi học kỳ vọng đang ở mức thấp và tăng chậm hiện nay. Trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù lạm phát được kiềm chế nhưng vẫn ở mức cao, cần có giải pháp vĩ mô ổn định giá trị đồng nội tệ, từ đó, nâng cao sức mua tương đương trong so sánh quốc tế nói chung và quy đổi GNI bình quân đầu người tính Chỉ số thu nhập cấu thành HDI nói riêng. Đây cũng là giải pháp góp phần nâng cao thu nhập thực tế của dân cư. Ngoài ra, cần sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương trong việc thu thập, tổng hợp đầy đủ thông tin đầu vào biên soạn HDI và HDR…/.

Ngày 14/12/2021, tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2021, Lễ công bố Báo cáo Logistics Việt Nam 2021 với cùng chủ đề “Phát triển nhân lực logistics” đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thực hiện trang trọng với sự chứng kiến của thành viên Ban Biên tập Báo cáo. Tiếp thu ý kiến của các chuyên gia từ Báo cáo Logistics 2017, 2018, 2019, 2020 và trên tinh thần liên tục đổi mới, bám sát những xu hướng và biến động thực tiễn trên thị trường trong nước và quốc tế, Báo cáo Logistics Việt Nam 2021 được kết cấu theo 6 chương, trong đó có một chương chuyên đề. Cụ thể như sau:  Chương I: Môi trường kinh doanh logistics  Chương II: Hạ tầng logistics  Chương III: Dịch vụ logistics  Chương IV: Hoạt động logistics tại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh  Chương V: Hoạt động hỗ trợ logistics  Chương VI: Phát triển nhân lực logistics (Chương chuyên đề). Báo cáo được xây dựng với sự tham gia của Ban Biên tập gồm các chuyên gia đến từ các Bộ, ngành, Hiệp hội, các tổ chức đào tạo và nghiên cứu... trên cơ sở hệ thống thông tin và dữ liệu đáng tin cậy, cập nhật từ các nguồn thông tin chính thống và kết quả khảo sát thực tế do Ban Biên tập tiến hành.Read less

Sáng ngày 06/01/2022, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức Họp báo Tình hình lao động, việc làm quý IV và năm 2021 và Chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó tổng cục trưởng TCTK chủ trì cuộc Họp báo. Tham dự có đại diện các đơn vị thuộc cơ quan TCTK; đại diện các cơ quan thông tấn báo chí. Buổi Họp báo được kết nối trực tuyến tại các điểm cầu các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tại buổi Họp báo, Ông Phạm Hoài Nam. Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động báo cáo tổng quan về tình hình lao động, việc làm quý IV và năm 2021. Tiếp đến, Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động báo cáo Chỉ số phát triển con người Việt Nam giai đoạn 2016-2020.

Theo báo cáo lao động, việc làm, trong quý IV năm 2021, cả nước có hơn 24,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên quý IV năm 2021 là 50,7 triệu người, tăng 1,7 triệu người so với quý trước và giảm 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2021 là 50,5 triệu người, giảm 791,6 nghìn người so với năm trước.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý IV năm 2021 là 67,7% thấp hơn 2,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước nhưng cao hơn 2,1 điểm phần trăm so với quý trước. Tính chung năm 2021, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2021 là 67,7%, giảm 1,9 điểm phần trăm so với năm trước.

Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý IV năm 2021 là 49,07 triệu người, thấp hơn 1,79 triệu người so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng 1,82 triệu người so với quý trước. Năm 2021, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 49 triệu người, giảm 1 triệu người so với năm 2020. Trong đó, giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn và ở nam giới. Số lao động có việc làm ở khu vực nông thôn là 31,2 triệu người, giảm 1,5 triệu người và ở nam giới là 26,2 triệu người, giảm 729,5 nghìn người so với năm trước.

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức[1] quý IV năm 2021 là 55,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Năm 2021, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là 56,2%, tương đương so với năm trước. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn và ở nữ giới tỷ lệ này có xu hướng tăng tương ứng lần lượt là 1,0 điểm phần trăm và 0,2 điểm phần trăm so với năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý IV năm 2021 là 3,56%, giảm 0,42 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,93 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22%, tăng 0,54 điểm phần trăm so với năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,42%, cao hơn 1,94 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý IV năm 2021 là 3,37%, giảm 1,09 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,55 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Năm 2021, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%, tăng 0,71 điểm phần trăm so với năm trước.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý IV năm 2021 là 5,3 triệu đồng, tăng 139 nghìn đồng so với quý trước và giảm 624 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Năm 2021, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,7 triệu đồng, giảm 32 nghìn đồng so với năm 2020.

Cũng trong buổi Họp báo, TCTK đã công bố Chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Đây là kết quả của sự phối hợp giữa TCTK với các Bộ, ngành, địa phương và sự hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Báo cáo đã thu thập thông tin đầu vào để biên soạn các chỉ tiêu tổng hợp HDI của cả nước và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương những năm 2016-2020. Báo cáo Chỉ số phát triển con người Việt Nam giai đoạn 2016-2020 cho thấy:

(1) Trong giai đoạn 2016-2020, HDI của cả nước và hầu hết 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tăng qua các năm. HDI của cả nước tăng từ 0,682 năm 2016 lên 0,706 năm 2020.

(2) Với mức độ đóng góp khác nhau, tăng trưởng HDI giai đoạn 2016-2020 của cả nước và 63 địa phương có sự đóng góp của cả 3 Chỉ số thành phần do các Chỉ số này cũng đạt được mức tăng và tốc độ tăng.

(3) Năm 2020, tuy không địa phương nào có HDI được xếp vào Nhóm 1, nhóm đạt mức rất cao; nhưng cũng không có địa phương nào thuộc Nhóm 4, Nhóm thấp nhất theo tiêu chuẩn phân chia nhóm của UNDP. Các địa phương đều thuộc Nhóm 3, Nhóm có HDI ở mức trung bình và Nhóm 2, Nhóm có HDI đạt mức cao. Đáng chú ý là, Nhóm đạt mức cao đã tăng từ 13 địa phương năm 2016 lên 24 địa phương năm 2020.

(4) Nhiều địa phương có HDI thấp nhưng đạt tốc độ tăng nhanh hơn địa phương có HDI cao, khoảng cách chênh lệch HDI giữa các địa phương thu hẹp dần.

Báo cáo HDI cũng đã nêu một số vấn đề đáng quan ngại trong phát triển con người của Việt Nam.

Cuối buổi Họp báo, đại diện TCTK đã dành thời gian giải đáp các câu hỏi của phóng viên và đại biểu về những vấn đề liên quan đến tình hình lao động việc làm quý IV, năm 2021 và Chỉ số phát triển con người Việt Nam giai đoạn 2016-2020./.

[1] Trong quý IV năm 2021, tỷ lệ lao động phi chính thức bao gồm cả nông nghiệp là 67,8%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

BẢN QUYỀN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Giấy phép số 197/GP-BC do Bộ VHTT cấp ngày 27/10/2005

Địa chỉ: Số 1 - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 024.62750277 - 024.62730408(Máy lẻ 4113)