“Tiểu Lệ, Tiểu Lệ, hãy phát một đoạn trong vở ‘Triều Dương Câu’”. Giọng nói của bà Tống Lệ Hà hiện sống ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc vừa dứt, trong phòng ngay lập tức vang lên tiếng nhạc kịch lanh lảnh. Từ khi có “Tiểu Lệ” trong nhà, cuộc sống của bà cụ 68 tuổi này tăng thêm không ít hứng thú. “Trước đây muốn tìm một vở kịch trên mạng, thường tìm kiếm nửa ngày cũng không tìm được kết quả như ý muốn. Hiện giờ chỉ cần gọi ‘Tiểu Lệ” một tiếng, muốn xem gì, phần lớn đều có thể được đáp ứng”.
“Tiểu Lệ, Tiểu Lệ, hãy phát một đoạn trong vở ‘Triều Dương Câu’”. Giọng nói của bà Tống Lệ Hà hiện sống ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc vừa dứt, trong phòng ngay lập tức vang lên tiếng nhạc kịch lanh lảnh. Từ khi có “Tiểu Lệ” trong nhà, cuộc sống của bà cụ 68 tuổi này tăng thêm không ít hứng thú. “Trước đây muốn tìm một vở kịch trên mạng, thường tìm kiếm nửa ngày cũng không tìm được kết quả như ý muốn. Hiện giờ chỉ cần gọi ‘Tiểu Lệ” một tiếng, muốn xem gì, phần lớn đều có thể được đáp ứng”.
Với các dịch vụ tư vấn, xử lý hồ sơ du học nhanh chóng, chi phí minh bạch và tỉ lệ đỗ visa 99% vào các trường đại học thuộc Top 50 tại Hàn Quốc. Các dịch vụ tư vấn, xử lý hồ sơ, luyện phỏng vấn tiếng Hàn
THÁNH LỄ VÀ CẦU NGUYỆN CHO CÁC ÂN NHÂN
Thành Lập: Hội Từ Thiện Hồng Ân hay còn được gọi tắt là “Hội Hồng Ân”, được hình thành vào cuối năm 2011, khởi xướng từ một nhóm nhỏ các Tu sĩ, Linh mục Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ cùng bạn bè, thân hữu, là những cổ động viên. Nhìn về quê hương, khi được tận mắt chứng kiến những thiếu thốn, đau khổ tuyệt vọng của trẻ thơ, của người già nua bịnh tật, các thành viên cùng chung một hoài bão: cần làm một cái gì đó cho các chi thể đang đau khổ của Đức Kitô, phải làm cái gì đó cho những người “đồng bào” của chúng ta. Và thế là mọi người đã bắt tay vào việc thành lập chi Hội để “Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”.
Tình Trạng Pháp Lý: Hội Hồng Ân là chi nhánh “con” của Hội “Mẹ” là Hội Ái Hữu và Truyền Giáo Kontum (gọi tắt là KMF – Kontum Missionary and Friendship), dưới sự dìu dắt, cổ võ, khích lệ của Đức Ông chủ tịch Giuse Hoàng Minh Thắng (Roma) cùng ban Điều Hành của Hội. Đây là Hội Từ Thiện vô vị lợi và được công nhận là “Non Profit Organization”, số Federal Tax Identification là: #42-1757220. Vì thế, sự đóng góp của quý vị lớn hay nhỏ của quý vị cho Chi Hội Hồng Ân sẽ đều có giấy khấu trừ thuế của Hội.
Cộng Tác Viên: Cho đến năm 2020, Hồng Ân đã lần lượt mời nhiều Hội Dòng các Sơ dưới đây cùng cộng tác để phục vụ dân nghèo tại Việt Nam:
Miền Bắc: Dòng Trinh Vương Bùi Chu, Dòng Mân Côi Bùi Chu, Dòng Đa Minh Bắc Ninh, Dòng Hiệp Nhất Bắc Ninh, Dòng Đa Minh Thái Bình, Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá, và một số các Sơ dòng Thánh Phaolô tại Cao Bằng, Lạng Sơn.
Miền Trung: Dòng Mến Thánh Giá Huế, Dòng Ảnh Phép Lạ Kontum, Hiệp Hội Chứng Nhân Đức Tin, Hiệp Hội Đa Minh Tin Mừng, Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ
Miền Nam: Dòng Đa Minh Thánh Tâm, Dòng Mến Thánh Giá Mỹ Tho.
Lý do chính mà Hồng Ân nhờ nhiều Hội dòng khác nhau cộng tác là vì mỗi Dòng đều có những “địa bàn” hoạt động riêng theo nhịp tiến của những bước chân khai phá mà Chúa Thánh Thần soi dẫn. Vì thế, mỗi Dòng thường có nhiều Tu viện hay cộng đoàn trải rộng trên nhiều vùng miền của đất nước, nhất là những nơi khô cằn, “xương xẩu”, nghèo nàn. Như vậy, các cộng đoàn khắp đó đây của các Dòng sẽ hỗ trợ cho những người cùng cực nhất ở nơi địa phương mình. Theo cách đó thì số các người nghèo khổ được chọn cũng trải rộng theo nhiều địa phương khác nhau qua nhiều thành phố, chứ không chỉ tụ ở 1 nơi.
Khi đến với người nghèo, các Sơ mang tặng cho họ không chỉ những món quà vật chất mà cả những món quà tinh thần là các lời động viên, thăm hỏi là những điều cần thiết không kém, để giúp mọi người vui sống và vượt qua được những thử thách do hoàn cảnh kém may mắn của họ.
1. Chương Trình “Ký Gạo Tình Thương”: nhằm cung cấp mỗi tháng 10 ký gạo (= 5 đô) cho những người nghèo, không còn sức lao động như các cụ già, các bệnh nhân phong cùi, bệnh nhân tâm thần, khuyết tật hoặc liệt lào. Chương trình này nhằm trợ giúp ưu tiên cho các cụ già neo đơn, nghèo khổ, trong đó có một số cụ phải chịu cảnh mù loà, nằm liệt giường, bữa no bữa đói; một số cụ khác sống lủi thủi một mình trong các túp lều lụp xụp, không con không cháu, hoàn toàn trông đợi vào sự giúp đỡ của láng giềng. Một số cụ hằng ngày
phải ra ngoài chợ ăn xin, được gì ăn nấy, thậm chí có những cụ ngày ngày đến những khu chợ, lượm nhặt từ những đống đồ ăn, rau quả hư thối mà người khác bỏ đi, để kiếm chút gì đó mang về ăn qua ngày. Rất nhiều cụ cảm thấy tủi thân, tủi phận với cuộc sống hết sức cơ cực, bấp bênh trong lúc tuổi già, sức yếu. Vì thế, chương trình này nhằm giúp lâu dài cho những đối tượng đã được chọn lọc kỹ lưỡng để họ có thể yên tâm sống những chuỗi ngày còn lại trong an bình.
2. Chương Trình “Tuỳ Cơ Ứng Biến”: nhằm giúp đỡ người nghèo tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh, như trong những ngày mùa Đông, Hồng Ân tặng chăn ấm, áo ấm cho những người đang chịu cảnh giá buốt; phụ giúp tiền học cho các gia đình đông con, túng thiếu; trợ cấp để mua thuốc men hoặc thức ăn bồi dưỡng cho những người bệnh tật… Vì thế, chương trình này gồm có các trợ giúp được biến báo, thay đổi tùy nhu cầu và hoàn cảnh như đúng với tên của chương trình “Tuỳ Cơ Ứng Biến”.
Tất cả những trợ giúp tài chánh của quý ân nhân gởi đến sẽ được gởi về Việt Nam vào đầu mỗi quý (tháng 1, 4, 7, 10) để có thể mau chóng chuyển đến các người nghèo khổ tại quê nhà.
Không phân biệt Tôn Giáo hay Sắc Tộc
Khi đến với người nghèo, Hồng Ân và quý Sơ không bao giờ phân biệt tôn giáo hay sắc tộc, nhưng nhìn tất cả mọi người bằng đôi mắt của tình thương: “Tất cả đều là con cái của Chúa, là anh em của chúng ta”. Vì thế, khi chọn người nghèo để giúp đỡ, các Sơ chỉ chọn theo hoàn cảnh neo đơn, nghèo túng, cùng cực… chứ không phân biệt tôn giáo hay sắc tộc của họ.
Hội Hồng Ân luôn mong rằng những nỗ lực của chúng ta tuy không giải quyết hết những khó khăn hiện tại cho dân nghèo, nhưng sẽ góp phần sưởi ấm tình người, thêm niềm tin yêu vào cuộc sống và là những động lực, những khích lệ thúc đẩy người xấu số phấn đấu để vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của mình hầu có một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Chủ Tịch: Đức Ông Giuse Hoàng Minh Thắng (Roma, Italia)
Tổng Thư Ký: Anh Chị Joseph và Lily (Houston, TX)
Tổng Thủ Quỹ: Ông Đào văn Đức (West Covina, CA)
Chi Hội Trưởng Hội Hồng Ân: Chị Jennie Ngọc (Houston, TX)
Quý vị sẽ thấy xuất hiện tên của Hội là
“KONTUM MISSIONARY & FRIENDSHIP”
đó là tên của Hội Mẹ, mà Hồng Ân là chi nhánh.
Lavifood là công ty chuyên sơ chế, sản xuất, chế biến các loại trái cây rau củ và các nông sản chất lượng cao của Việt Nam đến thị trường toàn cầu. Các sản phẩm của Lavifood được các tổ chức đánh giá chất lượng toàn cầu cấp giấy chứng nhận ISO 22000-HACCP-BRC (Bureau Veritas), Halal, Kosher. Với phương châm “không bỏ ai lại phía sau”, Lavifood đã xây dựng và hoạt động trên cơ sở Chuỗi giá trị nông nghiệp, trong đó, nông dân, hợp tác xã và các thành phần khác tham gia Chuỗi giá trị đều được hưởng lợi ích xứng đáng với sự góp phần của mình.
Được thành lập từ năm 2014, bắt đầu là Nhà máy Lavifood (Lô D1A, đường Dọc 2, Khu Công nghiệp Phú An Thạnh, xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), sản xuất, chế biến trên 80 sản phẩm đông lạnh (IQF) các loại rau củ quả và xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ, Canada, Singapore, Đài Loan, Algeria, Pháp.
Năm 2017, trên cơ sở phát triển thị trường, Lavifood tiếp tục xây dựng thêm một nhà máy sơ chế thanh long trái tươi để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và được thị trường đón nhận tích cực dựa trên hệ thống tiêu chuẩn nguyên liệu nghiêm ngặt từ vùng trồng đến nhà máy.
Tháng 1/2019, Lavifood đã chính thức đưa vào hoạt động nhà máy Tanifood tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Đây là nhà máy được xây dựng trên khu đất có diện tích gần 15ha và tổng số vốn đầu tư lên đến 1.780 tỷ đồng. Tanifood là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Quốc tế về xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống của con người ( LEED SILVER) của Tổ chức Hội đồng Xây dựng Xanh Hoa Kỳ (US Green Building Council- USGBC). Đây cũng là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và vận hành. Nhà máy Tanifood có công suất 150.000 tấn nguyên liệu/năm với 6 dây chuyền sản xuất cùng lúc, xử lý trái tươi bằng công nghệ VHT (Vapour Heat Treatment), đông lạnh (IQF), chần trụng (Blanching), sấy (Drying), cô đặc (Concentrated) & xay nhuyễn (Puree), nước ép nguyên chất (Natural Juice) được thanh trùng bằng công nghệ áp suất cao HPP (High Pressure Processing).
Trên nền tảng triết lý Đầu tiên - Duy nhất - Khác biệt, chúng tôi cam kết dịch vụ Khách hàng là người chủ thực sự và Nhà cung cấp là bạn đồng hành, để đạt được mục tiêu cuối cùng, đó là “Cung cấp những sản phẩm tốt nhất, thân thiện môi trường và đạt Top 10 Châu Á, Top 15 Thế giới trong nghành chế biến rau củ quả trong 10 năm tới”
Cung cấp sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất
Cân bằng lợi ích của người nông dân, nhà sản xuất và công ty
Khi đề cập Thánh Thể, chúng ta thường thấy ghi JHS. Vậy chữ này nghĩa là gì?
Theo tiếng Hy Lạp, Thánh Danh “Giêsu” được viết là ιησους – chuyển ngữ thành ihsous và phát âm là iēsous. Đây là cách viết của Thánh Danh Giêsu được ghi trong cả bốn Phúc Âm. Theo tiếng Do Thái, Thánh Danh “Giêsu” được viết là ישוע – chuyển ngữ thành yeshu‘a và phát âm là yeshūa.
Cuối cùng, theo tiếng Latin, Thánh Danh “Giêsu” được viết là Iesus – tiếng Anh là Jesus, tiếng Pháp là Jésus, vì mẫu tự “j” thường thay thế cho mẫu tự “i” khi đứng ở đầu chữ (kể cả khi ở giữa các nguyên âm).
Chữ IHS (hoặc JHS) được Latin hóa chữ ιησους của tiếng Hy Lạp – viết hoa là ΙΗΣΟΥΣ hoặc IHSOUS theo tiếng Latin. Biểu tượng X-P (chữ X và P lồng vào nhau) là các mẫu tự Hy Lạp dùng cho chữ Kitô (ngày xưa gọi là Ki-ri-xi-tô), tiếng Hy Lạp viết là χριστος (Christos) – XPistos.
IHS là Iesus Hominum Salvator – Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ Nhân Loại. Chữ “biểu tượng” IHS phổ biến đến nỗi không lạ gì khi thấy trong tiếng Latin, chữ Iesus bị viết lộn là IheSus – mẫu tự H được thêm vào, mặc dù mẫu tự H trong tiếng Hy Lạp tương đương mẫu tự E trong tiếng Latin.
Chữ viết tắt IHS xuất hiện từ thế kỷ VIII: “DN IHS CHS REX REGNANTIUM”. Ba chữ đầu được viết tắt từ câu “DomiNus IHeSus CHristuS” – “Chúa Giêsu Kitô là Vua các vua”. IC và XC hoặc IHS và XPS là vết tắt của chữ Iesous Christos. Chân phước Gioan Colombini (qua đời năm 1367) thường viết chữ này trước ngực.
Still, although historically inaccurate, there is certainly nothing wrong with seeing in this insignia a testimony to the truth that there is no other name under heaven given to men, whereby we must be saved : “Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4:12). Chắc chắn rằng chỉ có Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ, không có ân sủng của Ngài thì chúng ta không thể làm được gì để đạt được sự sống đời đời.
Người ta thêm mẫu tự V (hình ba dấu đinh) vào chữ IHS thành IHSV. Dạng này được Thánh Inhaxiô dùng làm biểu tượng của các tu sĩ Dòng Tên. IHSV là viết tắt câu “In Hoc Signo Vinces” (Nhờ dấu này, bạn sẽ chiến thắng), được coi là ám chỉ chiến thắng mà Hoàng đế Constantine đã đánh bại Maxentius tại Cầu Milvian ngày 28 tháng Mưới năm 312.
Trước khi chiến đấu, Hoàng đế đã thấy dấu này trên trời (có thể là X-P, biểu tượng của Đức Kitô) và nghe nói câu này: εν τουτω νικα – tiếng Hy Lạp nghĩa là “In Hoc Signo vinces – Nhờ dấu này, bạn sẽ chiến thắng”. Câu này được dịch sang tiếng Latin, và người ta thấy rằng các mẫu tự đầu của mỗi chữ ghép lại thành IHSV. Thật kỳ diệu!
Nhân Danh Đức Giêsu Kitô, chúng ta sẽ chiến thắng mọi kẻ thù – chính kẻ thù cuối cùng là Tử Thần (sự chết) cũng sẽ bị tiêu diệt!
TRẦM THIÊN THU (tổng hợp và chuyển ngữ)