Co Mẫu B

Co Mẫu B

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Thủ tục xin cấp CO mẫu E cho hàng XK

Với hàng xuất khẩu, thì bạn sẽ quan tâm đến thủ tục xin cấp ℅ như thế nào, tại đâu, hồ sơ ra sao. Tôi sẽ tóm tắt những mục chính dưới đây. Nếu bạn cần hướng dẫn chi tiết hơn, thì vào đường link tôi đặt cạnh nội dung tương ứng nhé.

Tham khảo thêm về cách thức, địa điểm, hồ sơ xin cấp CO form E tại đây.

Nói về CO form E là một chủ đề khá dài nhưng cũng khá thú vị. Trên đây tôi đã nêu những nội dung chính liên quan. Hy vọng những nội dung này giúp ích cho bạn trong quá trình làm thủ tục liên quan.

Nguồn: https://www.container-transportation.com/co-form-e.html

Các văn bản pháp luật liên quan:

Trường hợp C/O mẫu E có nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng không được hưởng ưu đãi

Điểm 3, điều 17, phụ lụ 2, Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương quy định: Trong trường hợp một C/O mẫu E có nhiều mặt hàng, việc vướng mắc đối với một mặt hàng sẽ không ảnh hưởng hoặc trì hoãn việc áp dụng thuế suất ưu đãi và thông quan hàng hóa đối với những mặt hàng còn lại trên C/O mẫu E. Điểm b khoản 1 Điều 18 có thể được áp dụng đối với những mặt hàng có vướng mắc.

Do đó, nếu trong lô hàng của bạn có nhiều mặt hàng trên C/O form E nhưng có mặt hàng không đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế thì không ảnh hưởng đến các mặt hàng khác. Điều 28 Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019

Chuyển tải và tính hợp lệ của C/O form E

Trong một số trường hợp hàng hóa không được chuyển trực tiếp từ Trung Quốc về Việt Nam mà chuyển tải qua một nước không nằm trong ACFTA, quy định việc chuyển tải này và việc hưởng ưu đãi thuế, tuy không phải là vận chuyển trực tiếp (direct) theo nghĩa thông thường nhưng chuyển tải trong vận chuyển quốc tế đáp ứng quy tắc Vận chuyển trực tiếp theo quy định này. Do đó, làm thủ tục xin xác nhận chuyển tải và nộp các chứng từ khác theo đúng quy định để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định của hiệp định.

Nộp bản gốc Form E khi làm tờ khai hải quan mới được hưởng ưu đãi thuế. Nếu tại thời điểm thông quan, không có Form E gốc thì tính thuế MNF và ghi chú trên tờ khai là hàng có Form E và xin nợ. Trong vòng 30 ngày, nộp bản gốc cho hải quan và làm thủ tục hoàn thuế.

Được quy định cụ thể tại Điều 31 Thông tư  Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019

Điều 31. Chứng từ áp dụng cho quy định vận chuyển trực tiếp

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là Nước thành viên của ACFTA, các chứng từ sau phải được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu:

4. Các chứng từ chứng minh việc vận chuyển đáp ứng các quy định nêu tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này

– Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu về vận tải;

– Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó;

– Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, chế biến nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt.

Một số sai sót hay gặp với CO mẫu E

Trên đây là một vài sai sót nghiêm trọng, dễ bị hải quan bác bỏ hoặc chuyển đi xác minh CO. Còn những lỗi khác nữa, tôi sẽ bổ sung dần. Bạn nên lưu ý khi kiểm tra chứng từ.

Ngoài những lỗi nặng, vẫn có những sai sót nhỏ, không ảnh hưởng đến xuất xứ nên hải quan có thể bỏ qua. Quy định cụ thể trong Điều 26 – Thông tư 38/2015/TT-BTC.

TỔNG KẾT CHỦ HÀNG NHẬP KHẨU LƯU Ý NHỮNG ĐIỂM SAU:

Trường hợp Hoá đơn bên thứ 3.

Quy định cụ thể tại điều 33 Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019. Và hướng dẫn tại Công văn 3577/GSQL/GQ4 ngày 27/09/2019 về vướng mắc C/O mẫu E.

Điều 10 Phụ lục 2  OVERLEAF NOTES:

THIRD PARTY INVOICING: 10. In cases where invoices are issued by a third country, “the Third Party Invoicing” in Box 13 shall be ticked (√). The invoice number shall be indicated in Box 10. Information such as name and country of the company issuing the invoice shall be indicated in Box 7.

Điều 33. Hóa đơn do bên thứ ba phát hành

Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu chấp nhận C/O mẫu E trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở đặt tại một nước thứ ba hoặc bởi một nhà xuất khẩu của Nước thành viên ACFTA đại diện cho công ty đó, với điều kiện hàng hóa đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA. Hóa đơn do bên thứ ba phát hành có thể là hóa đơn của một Nước thành viên ACFTA hoặc của một nước không phải là Nước thành viên ACFTA. Số hóa đơn đầu tiên hoặc số hóa đơn của bên thứ ba được khai báo tại Ô số 10 của C/O mẫu E. Nhà xuất khẩu và người nhận hàng phải có trụ sở đặt tại các Nước thành viên ACFTA và hóa đơn bên thứ ba được đính kèm C/O mẫu E khi xuất trình cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu.

Điều 15. Kiểm tra nội dung trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

6. Các trường hợp khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp có sai sót nhỏ hoặc khác biệt nhỏ giữa nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan nếu những sai sót, khác biệt này phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu, gồm:

a) Lỗi chính tả hoặc đánh máy không làm thay đổi nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; b) Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên C/O: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”; c) Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chữ ký mẫu; d) Khác biệt về đơn vị đo lường trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (như tờ khai hải quan, hóa đơn, vận tải đơn); đ) Sự khác biệt giữa khổ giấy của C/O nộp cho cơ quan hải quan với mẫu C/O theo quy định; e) Sự khác biệt về màu mực của các nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; g) Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác; h) Sự khác biệt mã số trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa và hàng hóa thực tế nhập khẩu phải phù hợp với mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; i) Các khác biệt nhỏ khác theo thỏa thuận tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được Tổng cục Hải quan thông báo.

Xử lý Khác biệt nhỏ Quy định mới nhất tại Điều 27 và Điều 28 Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019.

Tuy nhiên việc xác định sự khác biệt nhỏ khác vẫn theo cảm tính đánh giá của quan chức Hải quan, và Cơ quan Hải quan có quyền trì hoãn việc áp dụng ưu đãi thuế chờ xác minh.

Nộp C/O form E bản gốc khi thông quan để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Theo quy định hiện hành, để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định hàng hóa ASEAN – Trung Quốc, người nhập khẩu cần nộp C/O form E bản gốc, C/O này phải hợp lệ

Trong trường hợp hàng cần gấp, không thể chờ C/O form E, khi làm thủ tục hải quan Công ty cần khai trên tờ khai là nợ bản gốc và nộp thuế theo mức thuế MNF, sau đó làm thủ tục hoàn thuế khi có bản gốc (trong vòng 30 ngày)

Đây là lỗi hay gặp nhất dẫn đến C/O form E bị bác

Tính huống: Do đặc thù tại Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, người sản xuất tại Trung Quốc không có chức năng xuất khẩu, vì vậy họ thuê một đơn vị thương mại đứng ra xuất khẩu và xin C/O. Đơn vị thương mại đứng tên trên ô số 1; còn tên nhà sản xuất được thể hiện ở ô số 7

Quy định hiện hành về vấn đề này như sau:

Theo quy định tại công văn số 113/XNK-XXHH ngày 04/03/2014, điều 3: “Người đứng tên trên ô số 1: Các nước thống nhất người được ủy quyền xin C/O không được phép đứng tên là nhà xuất khẩu trên ô số 1 của C/O mẫu E. Tên của người xuất khẩu ghi trên ô số 1 phải trùng với tên ghi trên hóa đơn thương mại trừ trường hợp hóa đơn bên thứ ba.”

Công văn số 5467/TCHQ-GSQL ngày 16/09/2016 của Tổng cục Hải quan về việc vướng mắc cách ghi thông tin người uỷ quyền trên C/O mẫu E: “người đứng tên ô số 1 của C/O mẫu E là người xuất khẩu, đồng thời là tên người phát hành hoá đơn trừ trường hợp hoá đơn do bên thứ ba phát hành”

Như vậy, nếu trong trường hợp ô số 1 của Form E không phải là người xuất khẩu  thì ở trên Form E, ô “Third party invoicing” phải được đánh dấu.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của Trung Quốc (theo thực tế làm việc của chúng tôi trong thời gian vừa qua): cơ quan chức năng của Trung Quốc chỉ đánh dấu third party invoicing khi người xuất khẩu không phải công ty Trung Quốc.

Do đó, với tình huống đối tác bán hàng Trung Quốc không có chức năng xuất khẩu, không tự làm được C/O form E do đó đi thuê công ty khác làm như kể trên; Đơn vị thương mại đứng tên trên ô số 1 và tên nhà sản xuất thể hiện ở ô số 7 và C/O form E không được đánh dấu “Third party invoicing” thì C/O này về Việt Nam sẽ bị bác.

Theo quy định tại điều 17, phụ lụ 2, Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương về việc Thực hiện quy tắc thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong hiệp định thương mại hàng hóa thuộc hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định về điều này như sau: “Trường hợp không có nghi ngờ về xuất xứ của sản phẩm, những sai sót nhỏ, chẳng hạn như khác biệt về mã HS trên C/O mẫu E so với mã HS trên các chứng từ nộp cho cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu, sẽ không làm mất hiệu lực của C/O mẫu E, nếu sự khác biệt này trên thực tế phù hợp với sản phẩm nhập khẩu.”

Mới nhất vbpl quy định cụ thể về sai khác nhỏ tại Tại khoản 6, điều 15 Thông tư  38/2018/TT-BTC có quy định các trường hợp sai sót nhỏ (khác biệt nhỏ) sẽ được cơ quan hải quan xem xét chấp nhận CO.